Những hạn chế cơ bản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 117 - 119)

- Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì giá các mặt hàng nhập khẩu giảm nên

2.3.2.Những hạn chế cơ bản

Một là , quy mô có tăng nhưng tốc độ tăng chưa mạnh chỉ nằm ở mức

trung bình so với các năm thời kỳ 2001-2007, thấp hơn 3,42 điểm % so với năm 2006, xấp xỉ bằng ½ tốc độ tăng của năm 2004.

Hai là , sự chuyển dịch trong cơ cấu thu ngân sách vẫn còn chậm làm cho

thu ngân sách kém bền vững

- Tỷ trọng thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu vẫn còn cao (24%), trong khi thu nội địa mới chỉ đạt 55%. Mà thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu lại là những nguồn thu không mang tính ổn định, lâu dài và không phải do nội lực kinh tế tạo ra, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường quốc tế và những rào cản thương mại của nước ngoài. Do vậy thu ngân sách sẽ kém bền vững.

- Tỷ trọng thu từ khu vực nhà nước còn chiếm tỷ trọng cao nhất so với thu ở các khu vực kinh tế khác (18,7%). tỷ trọng thu từ khu vực kinh tế nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới chỉ chiếm khoảng 10,6%. - Tỷ trọng thuế TNDN tăng hơn so với các năm trước nhưng tăng không nhiều.

- Tỷ trọng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tuy có giảm so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong thu ngân sác. Mặc dù đây là nguồn thu hết sức quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là cơ sở hạ tầng song việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn thu này sẽ có ảnh hưởng đến môi trường kinh tế vĩ mô cũng như sự nỗ lực, cố gắng của nội bộ nền kinh tế, bên cạnh nhiều vấn đè cần phải xem xét cả vè chi phí, hiệu quả và quy mô sử dụng. Đây là những vấn đề tạo ra áp lực đối với cải cách NSNN ở Việt Nam. Điều này làm cho thu ngân sách không có tính chất bền vững.

+ Quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, xuất khẩu tăng nhưng chưa có sự đột phá và chưa vững chắc, rất dễ bị tổn thương bới các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của nước ngoài.

+ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả ba phương diện: (i) chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể ; (ii) các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp. Xuất khẩu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu th, than đá), nông lâm, thuỷ sản trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính… chủ yếu vẫn mang tính chất gia công;(iii) quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. Về thực chất cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua vẫn chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác lợi thể cạnh tranh.

+ Khả năng nắm bắt cơ hội để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO, các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối tác để khai thác tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc,…

Do vậy kim ngạch xuất khẩu trong năm qua tăng lên so với các năm trước nhưng chưa có sức đột phá và dễ bị tổn thương nên không đóng góp mạnh vào thu ngân sách và còn làm thu ngân sách thiếu vững chắc bởi các cú sốc.

Bốn là , trên thị trường nội địa nhiều doanh nghiệp còn lúng túng đứng

trước sự kiện cắt giảm thuế quan nên chưa có những biện pháp ứng phó, và chưa biết tận dung cơ hội nên không đủ khả năng cạnh tranh dẫn tới làm ăn thua lỗ và phá sản. Do vậy làm giảm thu ngân sách từ các doanh nghiệp này một cách đáng kể. Chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước và các doanh

nghiệp dân doanh vừa và nhỏ bị rơi vào tình thế này do thiếu năng động hoặc thiếu vốn.

Năm là, trong quá trình cam kết ngoài phần lớn các mặt hàng phải cắt giảm

thì một số nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất như dầu thô, kim loại (sắt thép,..), phân bón hoá học lại tăng lên trong khi giá các mặt hàng này trên thế giới lại ngày một tăng , làm tăng chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất và cho người nông dân.Vì vậy làm giảm thu nhập chịu thuế và doanh thu. Dẫn tới giảm thu ngân sách từ các doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 117 - 119)