Khái quát chung về sự phát triển nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 39 - 40)

- Dệt may (thuế suất bình quân)

2.1.1.Khái quát chung về sự phát triển nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO

2.1.1. Khái quát chung về sự phát triển nền kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO năm gia nhập WTO

2.1.1.1.Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua; cơ cấu kinh tế chuyên d ịch theo hướng tích cực, vốn đầu tư tăng tốc và đạt quy mô khá

Trong 6 tháng đầu năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng cao hơn dự đoán, với nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức 7,9%. Nhịp độ tăng trưởng GDP trong quý III năm 2007 khoảng 8,93% và cả năm 2007 là 8,5%(kế hoạch đặt ra l à 8,2 – 8,5% ). Đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm qua.

Bảng tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo ngành

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

GDP 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43 8,17 8,5

Nông, lâm, thuỷ sản 2,98 4,17 3,62 4,36 4,00 3,4 3,5

Công nghiệp- xây

dựng 10,4 9,5 10,5 10,2 10,7 10,4 10,6

Điều đáng nói ở đây là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 phần lớn do tăng trưởng từ sản xuất công nghiệp và xây d ựng (tăng 10,6% đạt k ế ho ạch đ ề ra l à 10,5-10.7%), thương mại, dịch vụ (t ăng 8,7% v ượt kế hoạch đề ra l à 8-8,5%). Điều này cho thấy, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đúng hướng với việc dựa vào tăng trưởng ở các ngành quan trọng là công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Do đó, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng tích cực: tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã được nâng cao từ 41,5%(2006) lên 41,8%, của nhóm ngành dịch vụ đã nâng cao từ 38,1%(2006) lên 38,2% và của ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 20,4%(2006) xuống còn 20% .

Vốn đầu tư tăng tốc và đạt quy mô khá lớn. Với tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đạt 40,6 % năm 2007 là năm thứ hai liên tục chỉ số này đạt trên 40% GDP, thuộc loại cao nhất trên thế giới, có chăng chỉ thấp thua tỷ lệ trên dưới 44% của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ( một tỷ lệ đã góp phần làm cho kinh tế nước này tăng trưởng liên tục hai con số trong nhiều năm qua).Vốn ngoài nhà nước chiếm trên 38% tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần đưa tỷ trọng GDP do khu vực này tạo ra chiếm trên 46%. Vốn đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục mới cả ở các nguồn, ở cả đăng ký/ cam kết và thực hiện. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp(FDI) đăng ký mới và bổ sung ước đạt trên 20 tỷ USD, tăng trên 33% so với năm trước, thực hiện ước đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng 13%.Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) cuối năm trước tăng lên 4,4 tỷ USD, năm nay thực hiện trên 2 tỷ USD, cuối năm nay cam kết 5,4 tỷ USD, tăng 33% so với năm trước.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 39 - 40)