Ảnh hưởng không tích cực

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 86 - 98)

- Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì giá các mặt hàng nhập khẩu giảm nên

2.2.1.2. Ảnh hưởng không tích cực

*Suy giảm nguồn thu thuế xuất nhập khẩu

Nguồn thu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn so với các nước đang phát triển, chiếm khoảng 13% tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí. Do vậy việc cắt giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp làm suy giảm nguồn thu thuế xuất nhập khẩu và từ đó sẽ ảng hưởng khá nhiều đến thu NSNN.

Bảng về số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007

Chỉ tiêu Số thu ( tỷ đồng) So với cùng kỳ So với kế hoạch năm Thuế XK,NK &TTĐB hàng NK 14.666 121,68% 61,62% Thuế GTGT hàng NK 21.156 133,50% 45,89% Phí, lệ phí và thu khác 36 130,00% 42,35% Tổng số 35.858 130,85% 49,80%

Nguồn : tổng cục Hải quan năm 2007 Sau 6 tháng thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan, theo số liệu thốnh kê của ngành Hải quan cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm là 48,18 tỷ USD. Trong đó kim ngạch nhập khẩu tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2006 và xuất khẩu tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2006.Tuy nhiên số thu thuế xuất nhập khẩu ( bao gồm cả thuế TTĐB hàng NK nhưng chủ yếu là thuế NK) chỉ tăng 21,68% và tổng số thu các loại thuế XNK, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, phí, lệ phí đối với hàng XNK mới đạt 49,8% mức kế hoạch năm. Như vậy tổng giá trị hàng nhập khẩu tăng rất cao, nhưng tốc độ tăng thu thuế thấp hơn đáng kể.

Nếu tính cả năm 2007 thì số thu từ thuế xuất nhập khẩu vẫn bị giảm so với năm 2006

Nguồn: Bộ tài chính năm 2008

Nhìn vào biều đồ về số thu từ thuế xuất nhập khẩu và TTĐB hàng nhập khẩu ( mà chủ yếu là thuế nhập khẩu) thời kỳ 2001-2007 ta thấy năm 2007 số thu này đạt 25000 tỷ đồng mặc dù vượt kế haọch đặt ra là 23.800 tỷ đồng, cao hơn so với các năm 2001-2005 nhưng so với năm 2006 thì bị sụt giảm đáng kể( giảm 5,12% so với năm 2006) (Cụ thế năm 2001: 17.458 tỷ đồng, năm 2002: 21.915 tỷ đồng, năm 2003:21.374 tỷ đồng, năm 2004: 21.614 tỷ đồng, năm 2005: 23.645 tỷ đồng, năm 2006: 26.296 tỷ đồng, năm 2007: 25000 tỷ đồng). Như vậy việc cắt giảm thuế suất thuế quan đã có ảnh hưởng trực tiếp làm suy giảm đến số thu thuế xuất nhập khẩu. Do vậy sẽ

* Sức ép về áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước làm giảm thu nội địa

Có thể thấy rằng, việc cắt giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO không nằm ngoài xu hướng chung về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, với nhiều cơ hội thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam; góp phần tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Tuy nhiên việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO cũng sẽ mang lại nhiều thách thức đối với nền kinh tế mà trong đó là cộng đồng các doanh nghiệp. Đó chính là các doanh nghiệp chịu một áp lực cạnh tranh khốc liệt. Do vậy chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hoặc phá sản. Điều này ảnh hưởng trực tiếp làm suy giảm nguồn thu nội địa từ các doanh nghiệp thuộc các ngành, khu vực trong nền kinh tế.

Tình hình thu nội địa trong năm qua tuy vẫn tăng lên so với các năm nhưng tốc độ tăng ở mức trung bình so với các năm thời kỳ 2001-2007

Nhìn vào đồ thị ta thấy tốc độ tăng thu nội địa năm 2007 chỉ có 15,97 %, thấp hơn so với năm 2006 3,42 điểm %, xấp xỉ bằng nửa tốc độ tăng của năm 2004 ( Cụ thể năm 2001: 7,8%, năm 2002: 16,58 %, năm 2003: 28,2%, năm 2004: 32,91%, năm 2005:10,16%, năm 2006: 19,39%).

Qua tình hình tốc độ tăng thu trong năm qua ta có thể thấy được ảnh hưởng không tích cực của việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo gia nhập WTO đến tính bền vững của thu ngân sách qua kênh gián tiếp là áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước trên cả thị trường nội địa

- Sức ép đối với khu vực nông nghiệp đang là thách thức rất lớn do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện tại vẫn là kiểu sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng suất và chất lượng thấp, trong khi đất bình quân nông nghiệp theo đầu người lại quá ít do dân số đông. Đa số doanh nghiệp trong nông nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác.

Trên thị trường nội địa: Thách thức lớn nhất của nông nghiệp khi vào

WTO là khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản và doanh nghiệp chế biến nông sản phải cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại nhập có chất lượng cao. Chẳng hạn như ngành nông sản như bông, sữa, bắp. Các mặt hàng nông sản này trước đây đều có mức nhập khẩu lớn do sản xuất chưa đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu hay cạnh tranh với thể giới. Mà sữa, bông, bắp chính là những mặt hàng mà các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Mỹ trợ cấp rất nhiều Sau khi cắt giảm thuế thì chắc chắn những mặt hàng này sẽ nhập khẩu nhiều hơn.Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại năm 2008 thì trong năm 2007 sữa nhập 0,498 tỷ USD tăng 55,1% so với năm 2006, Bông nhập 0,27 tỷ USD tăng 22,4% so với năm 2006. Ngoài ra mặc dù đã được cắt giảm thuế làm giá cả mặt hàng nhập khẩu giảm nhưng các nước thành viên còn thực thi quyền sở hữu trí tuệ do đó buộc nông dân phải mua giống, vật tư, tư liệu sản xuất với giá cao nên làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do vậy các sản phẩm nông nghiệp rất khó cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Do vậy các doanh nghiệp trong nước sẽ bị gặp rất nhiều khó khăn và sẽ dẫn tới giảm doanh thu, giảm thu nhập chịu thuế. Dẫn tới giảm thu thuế GTGT nội địa và thuế thu nhập doanh nghiệp. giảm thu ngân sách từ thu nội địa. Trên thị trường xuất khẩu :

Việt Nam chấp nhận những nhượng bộ về thuế quan để mở cửa thị trường nội địa nhưng chúng ta sẽ khó có thể đòi hỏi những nước giàu, là thị trường tiêu thụ nông sản chủ yếu, cũng dành cho Việt Nam những ưu đãi tương tự.

“ Tiêu chuẩn kép” là một hiện tượng gây tranh cải nhưng phổ biến trong WTO. Trong khi những nước giàu gây sức ép đối với các nước nghèo mở cửa thị trường nông nghiệp thì họ vẫn tiếp tục trợ cấp và duy trì nhiều rào cản xâm nhập thị trường nông sản .Hàng năm nông dân trồng Ngô của Mỹ nhận được trợ cấp trị giá gần 10 tỷ USD, nông dân sản xuất đường ở EU nhận được trợ cấp trị giá gần 840 triệu USD. Bên cạnh việc duy trì trợ cấp nông nghiệp, một số nước giàu còn sử dụng nhiều rào cản kỹ thuật khác đạo luật chống bán phá giá, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm áp dụng đối với hàng nông sản nhập từ các nước nghèo nhằm bảo hộ nông dân trong nước. Trong đó điển hình là các vụ kiện chống bán của mặt hàng cá Ba sa, việc phá hợp đồng đối với các mặt hàng xuất khẩu rau quả và một số mật hàng nông sản khác.

Còn đối với một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhất nhì thế giới như gạo(4,5 triệu tấn tương đương với 1,5 tỷ USD), cà phê( 1,2 triệu tấn tương đương với 1,9 tỷ USD, cao su ( 1,4 tỷ USD), hồ tiêu (0,282 tỷ USD), điều nhân( 0,649 tỷ USD)… thì chỉ mới là xuất thô, hàm lượng chất xám trong nông sản xuất khẩu chưa nhiều.

Có thể thấy áp lực cạnh tranh đối với ngành nông nghiệp quá lớn, do vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến số thu từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.

+ Đối với lĩnh vực công nghiệp :

Trên thị trường nội địa:

Sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam còn yếu, hàm lượng công nghệ và tri thức chưa cao, giá trị gia tăng còn thấp, chưa xây dựng được thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, lĩnh vực thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm là một trong những hạn chế rất lớn của ngành công nghiệp Việt Nam…

nhập khẩu từ các nước này rất cao vì các mặt hàng này chịu mức thuế nhập khẩu cao do đó bảo vệ được các doanh nghiệp trong nước. Nhưng khi cắt giảm thuế nhập khẩu chắc chắn các mặt hàng này trên thị trường nội địa sẽ giảm và đó là áp lực cạnh tranh rất lớn đối với chúng ta.

Không những thế các nước giàu luôn tạo ra sức ép “ có đi có lại” đối với chúng ta.. Đa số cá nước giàu đều muốn xuất khẩu được nhiều mặt hàng, nhưng các mặt hàng đó chiếm phần lớn là các mặt hàng công nghiệp. Do vậy họ luôn họp bàn với nhau trong “phòng kín” rồi cùng đưa ra các điều kiện khi họ mở cửa cho mặt hàng các nước nghèo vào thì họ cũng phải được cắt giảm thuế cho các mặt hàng của họ một cách đáng kể. Mà điển hình là các mặt hàng dệt may, công nghệ thông tin, thiết bị y tế, ô tô, xe máy. Như đối với dệt may thì thuế suất khi gia nhập WTO là 13,7% so với mức thuế suất MFN trước khi gia nhập là 37,3% thì mức cắt giảm là rất lớn 36,7% và thực hiện ngay khi gia nhập. Một số mặt hàng khác như ti vi cũng cắt giảm từ mức 50% trước khi gia nhập xuống 40% khi gia nhập và xuống còn 25% sau 5 năm, điều hoà từ mức 50% xuống còn 40% khi gia nhập và cuối lộ trình 3 năm là 25%. Máy giặt từ mức 40% xuống 38% và 25% sau 4 năm. Ngoài ra ô tô cũng sẽ được cắt giảm. Mặc dù đây là mặt hàng được nhà nước bảo hộ rất cao theo cam kết WTO, khi mới gia nhập thì vẫn giữ nguyên mức thuế suất là 90%. Nhưng theo thực tế cho thấy áp lực của các nước giàu thành viên WTO “ có đi có lại”- tức phải giảm thuế ô tô để xuất khẩu nông sản.

thì trong năm qua chúng ta phải có ba lần giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc ( Cụ thể mức thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã điệc điều chỉnh từ 90% xuống còn 80% kể từ ngày 11/1. Tiếp theo cuối tháng 10 Bộ Tài chính đã lần thứ 2 quyết định giảm mức thuế suất xuống còn 70% và kể từ ngày 16/11 thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chỉ còn 60%.

Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì giá cả mặt hàng nhập khẩu giảm, nên giá nguyên vật liệu, máy móc thiết bị giảm đi nhưng các nước giàu còn cam

kết bảo hộ sở hữu trí tuệ. Điều đó khiến cho giá cả các máy móc, nguyên vật liệu giảm đi không đáng kể. Đây sẽ là một rào cản dáng kể trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghê của Việt Nam. Chẳng hạn Việt Nam đã có những nhượng bộ đáng kể trong khuôn khổ Hịêp định thương mại Việt - Mỹ, đặc biệt là thoả thuận hạn chế các công ty dược phẩm được sử dụng các kết quả thử nghiệm lâm sàng của công ty khác trong thời gian 5 năm. Điều đó dẫn tới giá thành cung cấp nhiều loại dược phẩm sẽ tăng vì tất cả các công ty dược sẽ phải thực hiện quá trình thử nghiệm lâm sàng tốn kém trước khi cho ra đời các loại dược phẩm.

Do vậy khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hàng loại các vấn đề nảy sinh nhiều doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đứng trên tình cảnh khốn đốn và nguy cơ phá sản cao. Nhất là các doanh nghiệp công nghiệp đa số các doanh nghiệp nhà nước nên sự năng động linh hoạt chưa cao.

Trên lĩnh vực XK: Khi bước vào thị trường quốc tế, với nền công nghiệp

tiên tiến thì việc xuất khẩu mặt hàng công nghiệp của Việt Nam trở nên vo cùng khó khăn . Mặc dù cũng được hưởng giảm thuế nhập khẩu của các nước WTO nhưng chúng ta vẫn phải chịu sức ép khá lớn từ sự cạnh tranh của không chỉ mặt hàng các nước này mà còn chịu nhiều cạnh tranh của các nước cũng tham gia xuất khẩu như chúng ta. Ví như ngành dệt may: chúng ta đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Chẳng hạn Trung Quốc có giá thành gia công thấp hơn Việt Nam từ 10-15% do lợi thế về nguồn nguyên liệu trong nước sẵn có. Đồng thời hoạt động ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu kém nên lệ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu rất nhiều.

Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa tận dụng triệt để cơ hội khi Việt Nam đã là thành viên của WTO để mở rộng thị trường và nâng

các mặt hàng xuất khẩu đều là các mặt hàng thô ( dầu thô), chưa có hàm lượng tri thức cao, và hàm lượng giá trị gia tăng cao mà chủ yếu là công nghiệp gia công và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động( dệt may, da dày).Do vậy thực thu về ngoại tệ thấp, còn đẩy mạnh phát triển theo hướng này thì nền kinh tế càng trở nên phụ thuộc và dễ bị tổn thương do biến động thị trường. Chính vì thế mà thu ngân sách từ xuất khẩu hàng công nghiệp chưa nhiều.

Tóm lại ta có thể thấy trên lĩnh vực xuất khẩu các nhóm mặt hàng thuộc các ngành kinh tế trong nước, thì kết quả cho thấy mặc dù kim ngạch có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao, chưa có tính đột phá.

Cụ thể đối với các nhóm hàng như sau:

+ Đối với nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản : Tốc độ tăng là 18,43% thấp hơn

3,42% so với năm 2006 nhưng vẫn thấp hơn so với các năm 2004 (22,4%), năm 2005(24,7%).

+ Đối với nhóm hàng CNnăng và khoáng sản: tốc độ tăng là 14,2% thấp hơn 6,5 điểm % so với năm 2006 và chỉ xấp xỉ một nửa so với tốc độ tăng so với năm 2004 (38,8%), năm 2005 (30%).

+ Đối với các nhóm hàng CN nhẹ và TTCN : tốc độ tăng là 29,6%, cao hơn 4 điểm % so với năm 2006 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2004 là 1,8 điểm %

Do kim ngạch xuất khẩu ở các nhóm hàng thuộc các ngành kinh tế trong nước vẫn tăng trong năm qua nhưng tăng không mạnh và chưa vững chắc rấy dể bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới ở nước ngoài.

Trong khi đó xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm thô như dầu thô, than đá; nông , lâm, thuỷ sản, trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tủe và linh kiện máy tính…chủ yếu vẫn mang tính gia công. Và khả năng chủ động nắm bắt cơ hội để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế nhất là các thị trường tiềm năng lớn như HoaKỳ, EU, Trung Quốc,…

Do vậy đóng góp của kim ngạch xuất khẩu vào thu ngân sách tăng nhưng không nhiều

* Ảnh hưởng tăng thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng nguyên vật liệu

quan trọng trong biểu cam kết về theo quan khi gia nhập WTO đã ảnh hưởng không tốt đến nguồn thu nội địa

Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3.800 dòng thuế ( chiếm 35,5% dòng của Biểu )vẫn ràng buộc ở mức trần cao hơn mức MFN trước khi gia nhập với khoảng 3.170 dòng thuế chủ yếu là với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Mà những mặt hàng này chủ yếu là những nguyên vật liệu chính cho sản xuất. Vì vậy

Biểu cam kết của một số mặt hàng quan trọng ràng buộc ở mức trần cao hơn mức MFN theo cam kết với WTO

Ngành hàng/mức thuế suất Thuế suất MFN Thuế suất khi gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng (%) Thời gian thực hiên Xăng dầu 0-10 38,7 38,7 Sắt thép( thuế suất bình quân) 7,5 17,7 13 5-7 năm

Phân hoá học(thuế suất bình

quân) 0,7 6,5 6,4 2 năm

Phụ tùng ô tô

20,9 24,3 20,5 3-5 năm

Nguồn: Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam 2007

Nhìn vào bảng ta thấy các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu quan trọng cho

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w