Quy mô xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 40 - 52)

- Dệt may (thuế suất bình quân)

a.Quy mô xuất nhập khẩu

Năm 2007 là năm Việt Nam có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109,2 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm 2006. Có thể khẳng định đây là năm chúng ta

có tốc độ tăng tổng mức luân chuyển hàng hoá ngoại thương cao nhất kể từ năm 2001 đến nay, cao hơn 8,4% tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 2001- 2007. Chỉ tính riêng tổng mức lưu chuyển hàng hoá ngoại thương khu vực kinh tế trong nước đã đạt 59,8 tỷ USD, chiếm 54,7 %, tăng 33,2 % so với năm 2006.Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,4% tỷ USD, chiếm 45,3% tăng 25,2% so với năm 2006 và cao hơn 1,2% so với tốc độ tăng bình quân 7 năm thời kỳ 2001-2007.

* Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá mạnh

-Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tương đương 67,8% GDP, tăng 21,5% so với năm 2006 vượt chỉ tiêu kế hoạch đạt ra 4%.Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm qua là 21,5% thấp hơn so với

3 năm trước đây ( năm 2004:31,5%, năm 2005:21,6%, năm 2006: 23,56%) nhưng đã cao hơn 2,4% so với mức tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2001- 2007( mức tăng trưởng bình quân thời kỳ này là 19,1%/ năm).

Nét mới trong năm nay là kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước đạt gần 20,6 tỷ USD, chiếm 42,5% chỉ tiêu chung và tăng 22,3% so với năm 2006.Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua của khu vực này( tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2007 chỉ đạt 15,3%/ năm ) - chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước đã bước đầu tranh thủ được cơ hội và vị thế mới của nước thành viên WTO. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 19,4 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 31,2% so với năm 2006 cao gần gấp rưỡi tốc độ chung. Điều đó chứng tỏ với thế mạnh về vốn, kỹ thuật- công nghệ, tiếp thị, tiêu thụ và sức cạnh tranh, khu vực này đã tận dụng tốt hơn cơ hội khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO.

Xét theo phân nhóm hàng thì ta có bảng sau:

Xuất khẩu phân theo nhóm hàng

Đơn vị: triệu USD, %

Nội dung Giai đoạn 2001- 2005

Thực hiện 2006 Ước thực hiện 2007

KN Tăng KN Tăng KN Tăng

-Nhóm CN nặng &khoáng sản 37700 16,8 14000 20,7 16000 14,2 - Nhóm CN nhẹ& TTCN 44600 21,2 16200 25,6 21000 29,6 - Nhóm nông, lâm, thuỷ sản 28600 13 9626 21,85 11400 18,43

Ta thấy trong năm 2007, kim ngạch nhóm hàng CN nặng và khoáng sản tăng lên về quy mô, nhưng về tốc độ thì lại có xu hướng giảm so với năm 2006 và giai đoạn 2001-2005( năm 2007 là 14,2%, năm 2006 là 20,75, giai đoạn 2001-2005 là 17,5%); kim ngạch nhóm hàng CN nhẹ & TTCN tăng lên đáng kể cả về quy mô và tốc độ ( cụ thể tăng từ 16200 USD năm2006 lên 21000 triệu USD, tốc độ tăng năm 2006 là 25,6%, năm 2007 là 29,6%); còn hàng nông,lâm, thuỷ sản mặc dù quy mô vẫn tăng từ 9626 triệu USD lên 11400 triệu USD, nhưng tốc độ tăng lại giảm từ 21,85 năm 2006 xuống còn 18.43% năm 2007.

- Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng). Trong 24 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất có đến 23 mặt hàng vượt chỉ tiêu, chỉ duy nhất xe đạp và phụ tùng xe đạp giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2006. Có tới 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt

may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%; sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%; điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%; cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%; gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%; cao su 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%; than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%. Ngoài ra có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 500 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD. Những mặt hàng chủ lực này đã đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, vượt kế hoạch đề ra.

Tình hình chung về xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu biểu hiện qua biểu sau:

Biểu kim ngạch xuất khẩu phân theo mặt hàng Chỉ tiêu Thực hiện năm 2007

Sản lượng Giá trị tỷ USD 1. Tổng mức XK chia ra: - 48,4 21,5 +2,4 21,5 - KV DN 100% vốn trong nước - 20,6 22,3 +15,3 9,5 - Khu vực có vốn FDI - 27,8 20,9 -2 12,04 Mặt hàng xuất khẩu 100 1. Dầu thô 8,5 8,5 2,6 - 2,5 2. Gạo 4,5 tấn 1,5 11,8 - 2,1 3.Dệt may - 7,8 33,4 - 22,8 4. Cà phê 1,2 tr tấn 1,9 21,8 - 7,4 5. Điện tử, máy tính - 2,2 27,6 - 5,5

gỗ 9. Cao su 719.103 T 1,4 8,8 - 1,5 10. Dây điện, cáp điện - 0.88 25,4 - 1,5 11. Nhựa - 0,75 51,4 - 2,9 12. Hạt điều 153.103T 0,649 29,8 - 1,7 13. Hạt tiêu - 0,282 47,8 - 1,1 14. Gốm sứ - 0,33 20,4 - 0,7 15. Rau quả - 0,29 15,4 - 0,3 16. Mây, tre, thảm - 0,22 13,6 - 0,3 17. Than đá 32,5 tr tấn 1,0 11,3 - 1,2 18. Chè các loại 114.103 T 0,131 18,7 - - 19. Hàng thủ công mỹ nghệ - 0,75 18,9 - -

Nguồn : Bộ Thương mại năm 2007

Biểu số liệu trên đây về xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu với các nhóm hàng có kim ngạch từ 200 triệu USD trở lên cho phép rút ra một sô điểm nhấn trong xuất khẩu là:

 Một số mặt hàng khai thác từ tài nguyên thiên nhiên( dầu khí, than đá...) đã đạt đến giới hạn, đóng góp tăng trưởng kim ngạch XK với tốc độ thấp khoảng 2%, do đó mức đóng góp của nó vào tăng trưởng XK chung thấp

 Đã xuất hiện những nhóm hàng mới, là nhân tố đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu nói chung trong đó đáng chú ý là các sản phẩm thuộc Công nghiệp chế biến. Ví dụ: dệt may đóng góp tới 23% mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

 Từ nhận định trên đây, cho thấy cơ cấu xuất khẩu đã có bước chuyển biến, vai trò của Công nghiệp chế biến trong tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được khẳng định.

 Nhìn vào các nhóm hàng chủ yếu trên cho thấy nhân tốc thúc đẩy tăng trưởng nhanh là công nghiệp gia công, không phải công nghiệp

chế tạo, do đó thu về ngoại tệ thấp, còn đẩy mạnh hướng pháy triển này thì nền kinh tế càng trở nên phụ thuộc và dễ bị tổng thương do biến động thị trường. Do vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách từ hoạt động xuất khẩu.

 Trong các mặt hàng nhiên liệu, khoáng sản, mặt hàng than đá là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao(11,3%).

 Xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đóng góp 7,6% mức tăng trưởng xuất khẩi chung. Trong nhóm hàng này có mặt hàng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, đáng chú ý đó là: Cà phê - lượng xuất khẩu đạt 1,2 triệu tấn, so với năm 2006 tăng 21,6% về sản lượng nhưng kim ngạch tăng hơn 48% so với năm 2006 . Thuỷ sản tăng 12,9% so với năm 2006 và đóng góp vào mức xuất khẩu cao chung hơn 5%.

 Một số mặt hàng công nghiệp mới nổi trong thời gian gần đây, đã có kim ngạch khá lớn: sản phẩm chế tạo từ gang thép: 480 triệu USD, tăng 27% ; sản phẩm cao su 196 triệu USD, động cơ điện 205 triệu USD.

- Thị trường xuất khẩu tiếp tục mở rộng và phát triển. Xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Á chiếm tỷ trọng 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng khoảng 20% so với năm 2006. Xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Âu chiếm khoảng 22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 30% so với năm 2006. Trong đó, EU là khối thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Âu với tốc độ tăng trưởng 29% và tỷ trọng đạt 19,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu vào khu vực Châu Mỹ chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 24%; trong đó xuất khẩu vào Mỹ chiếm 20%, tăng 23,5%. Tuy nhiên, xuất khẩu vào Châu Đại Dương giảm hơn 20%, chủ yếu là do giảm dầu thô xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kim ngạch nhập khẩu vượt xa dự kiến

- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2007 ước đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006. Tốc độ tăng này là mức kỷ lục trong 7 năm qua, cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ 2001-2007.Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, chiếm 64,5% tổng kim ngạch và tăng 38,1% so với năm 2006. Đây là tốc độ tăng trưởng ngoạn mục nhấy trong 7 năm qua của khu vực này , cao hơn 18% so với thời kỳ 2001-2007. Kim ngạch NK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, chiếm 35,5% tăng 31% so với năm 2006; tuy không phải là năm có mức kỷ lục, nhưng đã cao hơn so với khá nhiều năm và cao hơn mức tăng bình quân của cả thời kỳ 2001-2007.

Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu :

Chỉ tiêu Thực hiên năm 2007 ( KN tỷ USD) So KN năm 2006(%) Đóng góp mức tăng nhập khẩu(%) 1.Máy móc, thiết bị 10,4 56,5 23,5 2. Sắt thép (bao gồm cả phôi thép) 4,9 66,2 15 3. Dầu mỡ động thưc vật 0,473 84 1,3

4. Linh kiện điện từ 0,921 82,2 2,64 5. Xe máy 0,722 70 - 6. Lúa mỳ 0,37 64,6 0,9 7.Sữa 0.498 55,1 1,06 8. Thức ăn gia súc và nguyên liệu 1,125 52,6 2,4

9. Điện tử máy tính 2,9 43,6 5,6 10. Phân bón 0,997 45,1 1,01 11. Hoá chất 1,45 39,1 2,5 12.Chất dẻo 2,5 34,4 4,02 13. Sợi các loại 0,74 36,8 1,25 14. Vải 4 33,6 6,2 15. Ô tô nguyên chiếc 0,523 45,5 1,03 16. Linh kiện % phụ tùng xe máy 0,578 20,3 0,64 17. Tân dược 0,7 27,7 0,95 18. Bông 0,27 22,4 0,31 19. Xăng dầu 7,5 25,6 9,6 20.Nguyên vật liệu thuốc là 0,2 24,2 0,25 21. Nguyên phụ liệu dệt may da 2,187 12,1 1,4 22.Clinker 0,111 0,9 -

Nguồn : Bộ Thương Mại năm 2007

Nhìn vào biểu nhập khẩu nên trên ta thấy:

 Nhóm hàng máy móc thiết bị có tốc độ tăng trưởng rất cao 56,5% là nhân tố chủ yếu đóng góp vào mức nhập khẩu chung (23,5%). Nguyên nhân là do khi cắt giảm thuế quan, giá các máy móc thiết bị giảm, mặt khác nhu cầu sản xuất ngày càng mở rông, đầu tư chiều sâu ngày càng đòi hỏi.

 Các nhóm nguyên liệu, vật liệu là nhóm thứ hai có tốc độ tăng cao và đóng vai trò quan trọng vào mức tăng nhập khẩu chung của nền kinh tế. Ví dụ: sắt thép (bao gồm cả phôi thép) có kim ngạch nhập khẩu là 4,9 tỷ tăng 66,2% so với năm 2006 và đóng góp vào mức nhập

 Nhóm nhiên liệu- xăng dầu tăng 25,6% so với năm 2006 đóng góp vào mức tăng nhập khẩu chung là 10%

 Nếu tổng cộng tất cả nhóm nhiên liệu, nguyên liệu cho sản xuất, cho thấy một tỷ lệ rất đáng chú ý, cứ tăng khoảng 1% GDP phải tăng trên dưới 3% nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, như vậy cho thấy mức hao tổn nguyên nhiên liệu cho 1% tăng GDP là khá cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguyên nhiêu vật liệu của chúng ta thấp.

Nhập khẩu phân theo nhóm hàng thời kỳ 2001-2007

Đơn vị: Tỷ USD,%

Chỉ tiêu

2002 2003 2004 2005 2006 2007

KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng Máy móc, thiết bị. phụ tùng 5,9 20,4 8,0 35,6 10,3 28,8 12,0 16,5 10,8 -10 18,3 69,4 Nguyên nhiên vật liệu 12, 3 23 15,3 24,4 19,7 28,8 22,6 14,7 31,1 37,6 38,7 24,4 Hàng tiêu dùng 1,6 23 1,9 18,8 2 5,3 2,3 15 3 30,4 3,7 23,3

Ta thấy quy mô nhập khẩu của các nhóm hàng năm 2007 đều lớn nhất so với giai đoạn 2001-2006, và tốc độ tăng của các nhóm hàng này đều tăng mạnh nhất.

Như vậy việc gia nhập WTO đã có tác động làm cho xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng khá. Tuy nhiên, điều cảnh báo trước đây khi Việt Nam sắp gia nhập WTO đã trở thành hiện thực, đó là nhập siêu tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ nhập siêu hàng hoá năm 2007 là 18,75% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn nhiều so với năm 2006 (12,7%). Sự gia tăng cảu nhập siêu tất nhiên không hoàn toàn do tác động của việc gia nhập WTO mà còn nhiều nguyên nhân khác, như tốc độ tăng trưởng cao lên, đầu tư nước ngoài gia tăng, giá cả thế giới tăng, việc phát triển công nghiệp phụ trợ, nội địa hoá chậm, tính gia công của công nghiệp và xuất khẩu còn lớn, hiệu quả sức cạnh tranh của hành hoá trong nước còn thấp... Song không thể không có nguyên nhân từ việc ứng phó của nền kinh tế trong nước việc mở cửa

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 40 - 52)