Thu viện trợkhông

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 63 - 68)

hoàn lại 1,9 1,8 1,9 1,5 1,1 1,4 1,2

Qua số liệu thống kê của bảng và biểu đồ minh hoạ ta thấy:

- Thu nội địa dự toán chiếm 53,85% cơ cấu NSNN, thực tế đạt 55,4% vượt dự toán1,35%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu ngân sách và tỷ trọng này lớn nhất so với các năm thời kỳ 2001-2006( năm 2001:50,7%, năm 2002: 50,5%. năm 2003: 51,8%, năm 2004: 54,8%, năm 2005: 53,1% năm 2006: 52,1%). Điều này cho thấy thu nội địa ngày càng đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong thu ngân sách nhà nước.

Trong đó:

33,8% vượt kế hoạch với mục tiêu giảm tỷ trọng thu từ khu vực doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nội địa và ở mức trung bình so với các năm về trước xét trong cơ cấu thu ngân sách. Thu khu vực này có tỷ trọng trong thu NSNN giảm đi so với 2 năm 2001,2002 nhưng lại tăng hơn một chút so với các năm 2002-2006.( cụ thể năm 2001:22,3%, năm 2002:20,6%, năm 2003: 18,9%, năm 2004: 16,9%, năm 2005: 17,9%, năm 2006: 17,5%).

+ Thu khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dự toán chiếm 9,8% trong thu NSNN, chiếm 18,22% thu nội địa, thực tế đạt lần lượt là 10,55% và 19,05% vượt dự toán .Tỷ trọng khu vực này trong thu NSNN có xu hướng tăng lên rõ rệt và cao nhất so với các năm về trước . Cụ thể năm 2001:5,5%, năm 2002 là 6%, năm 2003: 6,5%, năm 2004: 7,9%, năm 2005: 8,8%, năm 2006: 8,3%)

+ Thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ( không kể dầu thô ) dự toán chiếm 11% thu NSNN, chiếm 20,49% thu nôi địa , thực tế chỉ đạt 10,6% và 19,13% chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng cũng có xu hướng tăng lên và cao nhất so với các năm trước(cụ thể năm 2001: 6,5%, năm 2002: 6,4%, năm 2003: 6,8%, năm 2004: 6,9%, năm 2005: 7,8%, năm 2006: 9,2%)

- Thu từ dầu thô dự toán chiếm 25,43% thu ngân sách nhà nước, thực tế đạt được 23,8% vượt kế hoạch đề ra vơi mục tiêu giảm tỷ trọng xuất khẩu dầu thô . Nhưng thu dầu thô vẫnchiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau thu nội địa. So với các năm thời kỳ 2001-2006 thì tỷ trọng thu từ dầu thô ở mức trung bình , tuy nhiên có xu hướng giảm ( năm 2001: 25,3%, năm 2002: 21,8%, năm 2003: 24,1%, năm 2004: 25,4%, năm 2005: 28,3%, năm 2006: 30,3%).

+ Thu từ hải quan theo dự toán chiếm 19,65% , thực tế đạt 19,6% vượt kế hoạch vì mục tiêu kế hoạch là giảm tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập

khẩu. Thu từ hải quản có tỷ trọng lớn thứ 3 trong cơ cấu thu NSNN. So với các năm về trước thì cũng ở mức trung bình, nhưng so với các năm 2004- 2006 thì đã tăng lên chút ít ( cụ thể năm 2001: 22,1%, năm 2002: 25,9%, năm 2003: 22,2%, năm 2004: 18,3%, năm 2005: 17,5%, năm 2006: 16,2%).

Trong đó:

+Thuế xuất nhập khẩu & TTĐB hàng nhập khẩu dự toán chiếm 8,45% thu NSNN, chiếm 34,05 % ,thực tế đạt 8,7% và 34,24 % vẫn lớn nhất trong cơ cấu thu hải quan nhưng có xu hướng giảm dần , và so với các năm trước thì con số tỷ trọng trong thu ngân sách này là bé nhất ( Cụ thể năm 2001:16,8%, năm 2002: 18%, năm 2003: 14%, năm 2004: 11,3%, năm 2005: 10,9%, năm 2006:10%, năm 2007:8,7%).

+ Thuế VAT hàng nhập khẩu dự toán chiếm có xu hướng tăng rõ rệt và đạt con số lớn nhất so với các năm trước.( cụ thể năm 2001: 5.2%, năm 2002: 7,8%, năm 2003: 8,1%, năm 2004: 6,9%, năm 2005: 6,6%, năm 2006: 6,3%, năm 2007: 10,7%.

+ Thu viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (1,2%), so với các năm trước thì tỷ trọng thu viện trợ năm 2007 gần như là nhỏ nhất. Như vậy xu hướng thu viện trợ không hoàn lại có xu hướng giảm dần( cụ thể năm 2001: 1,9%, năm 2002: 1,8%, năm 2003: 1,9%, năm 2004: 1,5%, năm 2005: 1,1%, năm 2006 : 1,4%, năm 2007: 1,2%)

b. Phân theo sắc thuế

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng thu NSNN 100 100 100 100 100 100 100 Trong đó : Thuế TNDN 32,05 30,26 31,14 29,85 33,05 34,50 36,00 Thuế TNCN 1,76 1,69 1,94 1,84 1,95 2,50 3,00

Thuế VAT nội

địa 13,43 13,50 13,65 13,38 14,45 17,72 19,06 Thuế TTĐB hàng sx trong nước 6,00 5,97 2,53 6,69 7,23 7,60 8,00 Thuế XNK, TTĐB hàng NK 16.80 18.01 14.69 11.32 10.89 9,95 8,68 Thuế VAT hàng NK 5,17 7,80 8,10 6,94 6,61 6,28 10,94

Nguồn: Vụ Tài chính tiền tệ thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư năm 2008

Nhìn vào bảng cơ cấu thu ngân sách phân theo sắc thuế thời kỳ 2001- 2007 ta thấy:

+Tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng lên và cao nhất so với các năm thời kỳ 2001-2007.Cụ thể: năm 2001: 32,05%, năm 2002: 30,06%, năm 2003: 31,14%, năm 2004: 29,85%, năm 2005: 33,05%, năm 2006: 34,5%, năm 2007: 36%.

+ Tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 tăng lên so với các năm trước. Cụ thể năm 2001:1,76%, năm 2002: 1,69%, năm 2003: 1,94%, năm 2004: 1,84%, năm 2005: 1,95%, năm 2006: 2,5%, năm 2007: 3%.

+ Tỷ trọng thuế VAT nội địa năm tăng lên so với các năm trước. Cụ thể năm 2001:13,43%, năm 2002: 13,5%, năm 2003: 13,65%, năm 2004: 13,38%, năm 2005: 14,45%, năm 2006: 17,72%, năm 2007: 19,06%.

+ Tỷ trọng thuế VAT hàng nhập khẩu tăng lên khá cao so với các năm trước. Cụ thể: năm 2001:5,17%, năm 2002: 7,8%, năm 2003: 8,1%, năm 2004: 6,94%, năm 2005: 6,61%, năm 2006: 6,28%, năm 2007: 10,94%. + Tỷ trọng thuế TTĐB hàng trong nước cũng có xu hướng tăng nhẹ: năm 2001: 16,8%, đến năm 2006: 7,6%, năm 2007: 8%.

+ Tỷ trọng thuế XNK và TTĐB hàng nhập khẩu ( mà chủ yếu là thuế nhập khẩu) giảm so với năm với các năm về trước. Cụ thể năm 2001: 16,8%, năm 2002: 18,1%, năm 2003: 14,69%, năm 2004: 11,32%, năm 2005:10,89%, năm 2006:9,95%, năm 2007: 8,68%.

2.2. Phân tích ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO đến Thu ngân sách nhà nước theo cam kết gia nhập WTO đến Thu ngân sách nhà nước

Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu sau khi gia nhập đến thu ngân sách là ảnh hưởng rất phức tạp và rất khó dự đoán và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đó là những ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp, ảnh hưởng tích cực và không tích cực, ảnh hưởng trước mắt và ảnh hưởng lâu dài,… Những ảnh hưởng này phải được đặt trong tổng thể của việc cắt giảm thuế theo khu vực và các nước . Do vậy chúng ta cần phải bóc tách các ảnh hưởng này một cách rạch ròi để có cách nhìn nhận đúng đắn và khách quan về vấn đề này. Từ đó mới có thể đưa ra các giải pháp chính sách phù hợp đảm bảo thu ngân sách một cách bền vững.

Do thời gian và nhận thức có hạn em xin trọng tâm vào phân tích ảnh hưởng tích cực và không tích cực, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dà của việc

cắt giảm thuế của khu vực ASEAN và Trung Quốc của việc cắt giảm thuế đến thu ngân sách.

2.2.1.ảnh hưởng tích cực và không tích cực 2.2.1.1. Ảnh hưởng tích cực

* Cắt giảm thuế xuất nhập khẩu làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu do vậy làm tăng thu ngân sách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 63 - 68)