Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng có sụ chuyển dịch đúng hướng:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 52 - 57)

+ Tỷ trọng nhóm CN nặng & khoáng sản giảm so với năm 2006 và giai đoạn 2001-2005 ( cụ thể năm 2001-2005 : 34%, năm 2006: 35,1%, năm

2007: 33,1%). Nguyên nhân là do nước ta đang hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô,muốn sử dụng chúng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Vì vậy nước ta đã hạn chế việc nhập khẩu những mặt hàng thuộc nhóm này. đặc biệt đối với các khoáng sản quý hiếm.

+ Tỷ trọng nhóm hàng CN nhẹ và TTCN tăng mạnh so với giai đoạn 2001- 2005 và năm 2006 ( cụ thể giai đoạn 2001-2005 :40,2%, năm 2006 : 40,7%, năm 2007: 43,4%). Nguyên nhân là do sau khi gia nhập, chúng ta có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ở các nước thành viên, mà những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh chính là các mặt hàng thuộc nhóm này. +Tỷ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản có xu hướng giảm so với năm 2006 và giai đoạn 2001-2005( cụ thể giai đoan 2001-2005 : 25,8%, năm 2006:24,2%, năm 2007: 23,5%).

- Cơ cấu nhập khẩu có xu hướng dịch chuyển tích cực :

+Tỷ trọng máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (30,2%) có giảm so với giai đoạn 2001-2005(31,6%) nhưng vẫn tăng đáng kể so với năm 2006 (24,1%).

+ Tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất(63,7%) tuy nhiên trong năm này thì tỷ trọng có giảm nhẹ so với năm 2006(69,3%) và giai đoạn 2001-2005 (79,8%).

+ Tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ (6,1%), giảm so với năm 2006 (6.7%) và giai đoạn 2001-2005 (7%).

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho các tỷ trọng các nhóm hàng có thay đổi trong đó phải kể đến sự gia nhập WTO. Sau khi gia nhập thì hàng loạt các mặt hàng nhập khẩu phải cắt giảm đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết

nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng trong kim ngạch nhập khẩu. Nhóm hàng nguyên vật liệu có tỷ trọng giảm so với các năm trước vì Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước. Còn tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng lại có xu hướng giảm đi vì đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

- Thị trường nhập khẩu của nước ta chủ yếu vẫn là các nước thuộc khối ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Xingapo,... Ngoài ra còn có Mỹ, một số nước EU, Nga,..

* Nhập siêu của Việt Nam năm 2007 khoảng 12,43 tỷ USD(chiếm 25,7%

so với tổng kim ngach XK), so năm 2006 bằng 244,9 %. Đây cũng là năm có số nhập siêu đột biến so các năm trong giai đoạn 2001-2007.

Có thể thấy tỷ lệ nhập siêu cao năm 2007 hoàn toàn do khu vực kinh tế trong nước. Cụ thể, kim ngạch nhập siêu của khu vực này đã đạt gần 18,7 tỷ USD, tương ứng 90,8%, một tỉ lệ vượt quá mức giới hạn- biểu hiện sự mất cân đối cán cân xuất nhập khẩu cục bộ nghiêm trọng. Còn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang có tỷ lệ xuất siêu 6,2 tỷ USD và tỷ ệ xuất là 22,3%.

Có thê thấy nguyên nhân trực tiếp làm cho tỷ lệ nhập siêu cao trong năm

qua là do khối lượng và kim ngạch nhập khẩu cá nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, vật liệu chủ yéu phục vụ sản xuất và có một phần cho tiêu dùng đã tăng với tốc độ rất cao . Ước tính các nhóm sản phẩm này chiếm khoảng 70-75 % mức tăng của nhập siêu. Ngoài ra một số nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu năm 2007 tốc độ tăng lại thấp như(dầu thô, than đá, gao,…) đã góp phầnvào nhập siêu tăng cao. Ngoài ra cũng có nguyên nhân do giá cả thị trường thế giới tăng và việc mở cửa thị trường, giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết gia nhập.

Nhìn chung bức tranh XNK năm 2007 cả xuất khẩu, nhập khẩu, nhập siêu đều đạt tốc độ cao nhất so các năm trong giai đoạn 2001-2007. Trong hoạt động XK đã có sự chuyển biến nhất định về cơ cấu - tỷ trọng hàng thô giảm, hàng tinh chế tăng thêm nhiều mật hàng mới chen chân và có chỗ đứng trên thị trường, thị trường xuất khẩu được mở rộng cà củng cố- đó là những tiền đề vững chắc cho tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.

2.1.2. Tình hình thu ngân sách sau một năm gia nhâpWTO

2.1.2.1. Quy mô thu ngân sách nhà nước

Nguồn : Bộ Tài chính năm 2008

Nhìn vào b biểu đồ về quy mô thu ngân sách nhà nước thời kỳ 2001- 2007 ta thấy:

Năm 2007 quy mô ngân sách đạt 287.900 tỷ đồng vượt 2,1% so với dự toán ( dự toán là 281.900 tỷ đồng ). Đây là con số cao nhất so với các

đồng, năm 2004: 190.929 tỷ đồng, năm 2005:271.080 tỷ đồng, năm 2006:264.260 tỷ đồng).

Quy mô thu cân đối NSNN năm 2007 tăng nhưng tăng không mạnh.

Nguồn : Bộ Tài chính năm 2008

Nhìn vào biểu đồ tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước thời kỳ 2001- 2007 ta thấy tốc độ tăng thu NSNN năm 2007 là 8,95% giảm sút mạnh so với năm 2006 ( giảm 58,8%) thấp nhất với các năm thời kỳ 2001-2007. Cụ thể : năm 2001: 15,6%, năm 2002:17,16%, năm 2003: 25,1%,năm 2004: 25,39%, năm 2005: 13,7%, năm 2006: 21,73%. Điều này cho thấy việc cắt

giảm cắt giảm thuế sau gia nhập WTO đã bắt đầu gây ảnh hưởng không tốt đến thu ngân sách.

Kết quả thu một số lĩnh vực cụ thể được biểu hiện ở bảng sau:

Bảng thu cân đối ngân sách nhà nước thời kỳ 2001-2007 Phân theo thu trong nước và ngoài nước

Đơn vị:tỷ đồng

Nội dung thu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thu cân đối

NSNN 103.888 121.716 152.272 190.929 217.080 264.260 287.900 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Thu nội địa 52.647 61.375 78.685 104.577 115.205 137.539 159.500

Trong đó:

1. Thu từ khu vực

DNNN 23.149 25.066 28.748 32.177 38.906 46.119 53.963

2. Thu từ khu vưc

NQD 6.723 7.764 10.361 13.261 16.928 21.880 30.508

3. Thu từ khu vưc

DN ĐTNN 5.702 7.276 9.942 15.109 19.081 24.218 30.378

II. Thu hải quan 22.949 31.571 33.845 34.913 38.000 42.900 56.500

1. Thuế XNK & TTĐB hàng NK 17.458 21.915 21.374 21.614 23.645 26.296 25000 2. Chênh lệch giá hàng NK 116 168 133 40 10 0 0 3. Thuế VAT hàng NK(cân đối) 5.375 9.488 12.338 13.259 14.354 16.604 31.500

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 52 - 57)