Đối tượng cung ứng dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu 524 Phát triển dịch vụ Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 49 - 50)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3.2. Đối tượng cung ứng dịch vụ ngân hàng

Quy mô vốn: tính đến 31/12/2006 tổng tài sản của BIDV 160.000 tỷ VND, trong đó vốn tự có của BIDV 6.400 tỷ VND; riêng chi nhánh BIDV HCMC là một đơn vị hạch toán phụ thuộc không được giao vốn, tổng tài sản đến 31/12/06 là:11.158 tỷ, chiếm 7% tổng tài sản toàn ngành. Nhìn chung quy mô vốn tự có của BIDV vẫn còn thấp nhưng nếu so với khu vực các NHTM cổ phần, mức vốn tự có bình quân khoảng 200-300 tỷ đồng (khoảng 12-18 triệu USD), mức vốn bình quân của 10 NHTM cổ phần lớn nhất cũng mới đạt gần 600 tỷ đồng tính đến 2006, thì vốn tự có của BIDV đạt mức cao hơn rất nhiều (gần 10 lần) nhưng vẫn chỉ ở mức thấp và trung bình so với các ngân hàng trong khu vực, đây là điểm yếu lớn nhất của hệ thống các ngân hàng Việt nam nói chung khi hội nhập. Tuy nhiên, các ngân hàng cổ phần khả năng tăng vốn tự có tương đối dễ và linh hoạt hơn so với ngân hàng thương mại quốc doanh với nhiều hình thức như huy động trên thị trường chứng khoán, hợp tác chiến lược với các đối tác trong và ngoài nước… 

Khả năng quản trị điều hành: BIDV thực hiện quản lý tập trung, BIDV HO điều hành và quản lý gần như mọi hoạt động của hệ thống nên năng lực quản trịđiều hành của bộ phận quản lý BIDV HO tác động rất nhiều đến toàn hệ thống BIDV nói chung và BIDV HCMC nói riêng. Đối với BIDV HCMC khả năng quản trị điều hành của BGĐ khá tốt, hoạt động của chi nhánh được phân theo từng khối và các phó giám đốc phụ trách từng khối chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của khối, sự phân công theo từng lĩnh vực phù hợp với sở trường của các phó giám đốc làm cho công tác quản trị điều hành diễn tiến trôi chảy, mức độ chuyên môn hóa cao. Tuy nhiên, với sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải có tính chuyên nghiệp cao, cơ chế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi các nhà quản trị NHTM phải hết sức năng động. Đây là những vấn đề thiết yếu, đặc biệt khi bắt đầu hội nhập nhưng lại cũng là điểm yếu của BIDV HCMC cũng như một số NHTM Quốc doanh do hầu hết những nhà quản lý ngân hàng chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng quản trị ngân hàng. Mặt khác, do cơ chế quản lý hiện nay ở các NHTM quốc doanh chưa cho phép các nhà quản trị phát huy hết tính năng động, chủ động sáng tạo của họ.

Nhân lực: phần lớn nhân viên của chi nhánh trẻ, năng động, có trình độ nghiệp vụ, phong cách giao dịch tốt. Trong những năm qua, BIDV HCMC đã chú trọng đến việc tuyển chọn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, cơ cấu nguồn nhân lực đã có sự chuyển dịch, nâng dần tỷ lệ lao động trẻ, lao động được đào tạo chuyên môn, dần đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, với cơ chế tiền lương như hiện nay nguồn nhân lực tại chi nhánh thường xuyên biến động gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng phục vụ cũng như khả năng quản lý rủi ro, khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Mặt khác một bộ phận không đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình phát triển nhưng cũng không thể sa thải do chính sách chung vì vậy phải bố trí vào công việc khác góp phần làm cho năng suất lao động chung toàn chi nhánh giảm sút.

Một phần của tài liệu 524 Phát triển dịch vụ Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)