5. Kết cấu của đề tài
3.5.4. Điểm yếu (Weaknesses)
Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, tiện ích và chất lượng chưa cao, chưa có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ. Công tác nghiên cứu, triển khai phát triển sản phẩm mới của chi nhánh đang còn bị động, phụ thuộc nhiều vào BIDV nên chưa có sản phẩm đi trước so với các NHTM khác.
Thứ hai, bộ máy tổ chức còn nhiều bất cập, mô hình tổ chức của BIDV HCMC vẫn còn theo kiểu truyền thống nên còn cồng kềnh và không tận dụng được hết nguồn lực.
Thứ ba, năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại. Là một NHTM nhà nước nên BIDV HCMC vẫn chưa thực sự năng động, chưa
thoát khỏi thói quen hoạt động trong thời kỳ bao cấp với một nhóm khách hàng ổn định, còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt.
Thứ tư, thị trường DVNH của chi nhánh chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố, chưa mở rộng vềđến các vùng ven đô.
Thứ năm, trình độ công nghệ, quản trị điều hành còn nhiều hạn chế. Do hạn chế năng lực tài chính nên việc phát triển công nghệ ngân hàng phần lớn là nhờ vào Dự án hiện đại hóa ngân hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ và phụ thuộc vào lộ trình nâng cấp công nghệ của BIDV, chưa tiếp cận được với trình độ công nghệ ngân hàng cao, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trình độ cán bộ của BIDV HCMC tuy có được nâng lên rõ rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường, chưa chú trọng công tác đào tạo cán bộ tại nước ngoài, chính sách đào tạo chưa đủđộng lực để khuyến khích cán bộ tự đào tạo, chưa có chính sách đãi ngộ thỏa đáng để thu hút và giữ chân cán bộ giỏi.
Trên cơ sở phân tích những cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu về phát triển DVNH của BIDV HCMC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả xây dựng ma trận SWOT (xem phụ lục 1) và đề xuất chiến lược phát triển DVNH ở BIDV HCMC như sau: