Thị phần cung cấp dịch vụ ngân hàng của BIDV HCMC trên địa bàn TP Hồ Chí

Một phần của tài liệu 524 Phát triển dịch vụ Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 66 - 69)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.4 Thị phần cung cấp dịch vụ ngân hàng của BIDV HCMC trên địa bàn TP Hồ Chí

bàn TP H Chí Minh

Hệ thống mạng lưới ngân hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chia thành 5 nhóm chính: Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng phục vụ chính sách, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngòai.

- Nhóm NHTM quốc doanh gồm có: 5 Ngân hàng gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNN, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long với: 01 hội sở chính (Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL), 04 văn phòng đại diện và Sở Giao dịch, 67 Chi nhánh cấp I, 48 Chi nhánh cấp II (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT), 104 Phòng Giao dịch, 123 điểm giao dịch và Quỹ tiết kiệm.

- Nhóm Ngân hàng Quốc doanh phục vụ chính sách: 2 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Phát triển Việt nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội.

- Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần gồm có: 34 Ngân hàng - Nhóm Chi nhánh Ngân hàng nước ngòai: 24 chi nhánh

- Nhóm Ngân hàng liên doanh: 6 Ngân hàng

Với hệ thống 5 NHTM Nhà nước và 34 NHTM cổ phần, 24 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 Ngân hàng liên doanh cùng với hệ thống mạng lưới của các ngân hàng dày đặc trên địa bàn, việc chiếm lĩnh thị phần là một vấn đề khó khăn đối với một Chi nhánh. Qua bảng 2.13 cho thấy, mặc dù tỷ trọng về mạng lưới của Chi nhánh tăng nhẹ qua các năm nhưng thị phần về huy động và tín dụng qua các năm đều giảm, điều này chứng tỏ hoạt động của Chi nhánh có phần sa sút, mức độ cạnh tranh trên địa bàn khá gay gắt trong khi với cơ chế quản lý của một Ngân hàng quốc doanh chưa năng động, phần nào trì trệđã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Chi nhánh; về huy động vốn một phần do sự điều tiết lãi suất và tuân thủ với các cam kết của Hiệp hội Ngân hàng về lãi suất huy động có thấp hơn so với các Ngân hàng TMCP, nên phần nào làm cho thị phần huy động giảm; về tín dụng, do cơ cấu lại dư nợ cũng như thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô nên tốc độ tăng trưởng tín dụng không mạnh và có phần giảm năm 2006 so với năm 2005 và thị phần tín dụng năm 2006 đạt tỷ trọng thấp nhất so với các năm trước.

Bảng 2.13: Thị phần của BIDV HCMC trên địa bàn Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Giá trị Thị phần (tỷ lệ %) Giá trị Thị phần (tỷ lệ %) %+/- Giá trị Thị phần (tỷ lệ %) %+/- Số lượng cở sở mạng lưới (địa điểm) (địa điểm) (địa điểm) Tổng trên địa bàn TP 342 438 28 512 17 BIDV HCMC 5 1.5 7 1.6 40 9 1.8 29 Huy động (trđồng) (trđồng) (trđồng) Tổng trên địa bàn TP 147,500,000 180,970,000 23 277,911,000 54 BIDV HCMC 7,225,567 4.9 7,747,526 4.3 7 10,715,330 3.9 38 Tín dụng (trđồng) (trđồng) (trđồng) Tổng trên địa bàn TP 136,000,000 170,200,000 25 226,336,000 33 BIDV HCMC 4,894,410 3.6 5,811,670 3.4 19 5,750,820 2.5 -1

Một phần của tài liệu 524 Phát triển dịch vụ Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)