Kết luận về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV HCMC

Một phần của tài liệu 524 Phát triển dịch vụ Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 71 - 73)

5. Kết cấu của đề tài

2.5. Kết luận về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng tại BIDV HCMC

2.5.1. Các tồn tại

- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để phát triển các dịch vụ ngân hàng nhưng nhìn chung các dịch vụ do BIDV HCMC cung cấp chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống, quá trình đa dạng hoá các DVNH hiện đại còn chậm. Cơ cấu sản phẩm dịch vụ thiên về tín dụng, các sản phẩm phi tín dụng đều xuất phát và xoay quanh sản phẩm tín dụng, khả năng phát triển dịch vụ phi tín dụng mới còn yếu.

- Quy mô vốn hoạt động vẫn còn nhỏ so với quy mô bình quân của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng của các nước trong khu vực, điều này là một hạn chế lớn cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập.

- Khả năng tiếp cận và sử dụng các DVNH của các chủ thể trong nền kinh tế tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Còn tồn tại một số rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Khách hàng cá nhân chưa được khai thác và mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng của đối tượng này rất kém.

- Dịch vụ huy động vốn tuy có tăng trưởng nhưng vẫn còn mang nhiều yếu tố chưa bền vững, chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng cổ phần là các ngân hàng có khả năng linh động hơn trong lĩnh vực huy động với nhiều hình thức huy động đa dạng, phong phú nên tiếp cận tốt hơn với nguồn huy động trong dân cư, cũng như với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.

- Dịch vụ thanh toán còn nhiều hạn chế, thanh toán quốc tế gần như chỉ để phục vụ khách hàng có quan hệ tín dụng, khả năng phát triển các khách hàng đơn thuần chỉ sử dụng

dịch vụ thanh toán còn hạn chế. Thanh toán trong nước cũng tương tự - xoay quanh khách hàng có quan hệ tín dụng – phát triển khách hàng cá nhân còn nhiều hạn chế.

2.5.2. Nguyên nhân

- Là một DNNN điển hình, phát triển trong thời kỳ bao cấp nên cơ chế vận hành, bộ máy nhân sự điều hành còn trì trệ, bảo thủ, chậm chuyển đổi. Cơ chế điều hành tập trung toàn ngành, phân quyền hạn chế cho các chi nhánh nên chưa bảo đảm được tính nhanh nhạy, kịp thời. Cơ chế quản lý tiền lương không khuyến khích người lao động gắn bó với chi nhánh, nhân sự biến động thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.

- Cơ chế tăng vốn phức tạp, tăng vốn chỉ từ nguồn vốn ngân sách nên rất hạn chế về số lượng và không chủ động về thời gian, lộ trình tăng vốn.

- Xuất phát điểm từ một ngân hàng quốc doanh chuyên cho vay đểđầu tư do vậy cơ cấu khách hàng thiên về xây lắp, DNNN chiếm tỷ trọng khá lớn nên việc tiếp cận thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có phần hạn chế. Hoạt động Marketing ngân hàng còn hạn chế, hình ảnh ngân hàng chưa được quản bá rộng rãi, người dân chưa thực sự biết đến thương hiệu BIDV một cách rộng rãi do vậy tỷ lệ khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít so với tiềm năng. Mặt khác, một nguyên nhân làm cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đó là do chính bản thân các thành phần kinh tế này, với vai trò là tác nhân tham gia thị trường, không đáp ứng được các điều kiện cơ bản để tiếp cận dịch vụ trong khi chi nhánh lại quá cứng nhắc trong việc thực thi các quy định, từ đó tạo nên rào cản khó xâm nhập, phát triển đối tượng khách hàng này.

- Hiện đại hóa ngân hàng tiến hành chậm, thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất công nghệ không đáp ứng được nhu cầu của một ngân hàng hiện đại. Vì vậy, các dịch vụ phi tín dụng khó phát triển (dịch vụ thanh toán, dịch vụ huy động vốn…).

- Hệ thống khung pháp lý điều chỉnh thị trường DVNH Việt Nam hiện nay vẫn tương đối phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, nên khó vận dụng; các văn bản pháp luật còn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đặc biệt các ngân hàng quốc doanh chịu tác động rất nhiều từ cơ chế khung pháp lý, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi các mệnh lệnh hành chính trong việc điều tiết các chính sách vĩ mô.

CHƯƠNG3

MTSGIIPHÁPNHMPHÁTTRINDCHVNGÂNHÀNGTI CHINHÁNHNGÂNHÀNGĐẦUTƯPHÁTTRINTPHCHÍMINH

Một phần của tài liệu 524 Phát triển dịch vụ Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển TP.HCM (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)