3.4.1.1 Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ
Với mục tiêu qua trọng là xây dựng được hệ thống tìm kiếm để phát hiện những tiêu cực tiềm ẩn, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.
3.4.1.2 Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro
Để xác định được mức độ rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng thương mại một cách chính xác hơn, các NHTM cần phải nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro củ và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới. Chẳng hạn như đối với việc dự báo tỷ giá, để dự đoán được sự tăng hoặc giảm của tỷ giá, NHTM cần đánh giá được tình hình ngoại tệ đó trên thị trường qua màn hình Reuter và áp dụng mô hình dự báo tỷ giá thích hợp. Từ đó, ngân hàng tìm ra giải pháp để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá thích hợp. Hoặc đối với hoạt động tín dụng, cần nâng cao chất lượng các công cụ phục vụ cho việc đánh giá cho vay đối khách hàng như cập nhật nhanh thông tin khách hàng chính xác và hiệu quả, ứng dụng các phần mềm hiện đại cho việc phân tích cho vay,… để từ đó giảm được rủi ro trong hoạt động tín dụng.
3.4.1.3 Cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô
Trong xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung và thị trường vốn nói riêng cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế như tình hình chính trị – xã hội, tình hình phát triển kinh tế, những thay đổi trong luật pháp … trong đó có tính đến tình hình quốc tế khi xây dựng chiến lược hoạt động của ngân
Chương 1
hàng mình. Chỉ chấp nhận rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế.
3.4.1.4 Cần phân chia phù hợp nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủi ro cho phép khi thực hiện các nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng. rủi ro cho phép khi thực hiện các nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cần phải phân chia nguồn vốn sao cho phù hợp với mức độ rủi ro khi thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. Vì nếu không phân bố hợp lý nguồn vốn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản hoặc nghiêm trọng hơn là đi đến phá sản. Chẳng hạn như trong hoạt động tín dụng, khi cho vay quá nhiều đối với một khách hàng ( trên 15% vốn tự có), nếu doanh nghiệp này bị một lý do nào đó không thanh toán được khoản nợ trên, điều này dẫn đến rủi ro cho ngân hàng đối với những khoản tiền gửi đến hạn của ngân hàng đối với những khách hàng khác.
3.4.1.5 Thực hiện minh bạch và công khai hoá thông tin.
Chức năng này chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro. Việc minh bạch và công khai thông tin không chỉ được thực hiện giữa các ngân hàng thương mại với Ngân hàng Nhà nước mà còn phải thưc hiện ngay trong nội bộ ngân hàng thương mại
3.4.1.6 Mở rộng hình thức đồng tài trợ với mục tiêu hợp lý hoá sử dụng nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro.
Đối với những khoản vay lớn nhằm mục đích phát triển sản xuất kinh doanh của một công ty hay tập đoàn kinh tế lớn. Ngân hàng có thể cho vay đồng tài trợ để giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình.
Chương 1
3.4.1.7 Nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên Bên cạnh việc tập trung xây dựng thương hiệu cho ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu rủi ro hoạt động cần nâng cao chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ, nhân viên trong ngân hàng. Chú trọng việc thường mời chuyên gia cấp chiến lược của ngành để các cán bộ chủ chốt trong ngân hàng tranh thủ ý kiến hoặc lời khuyên phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế thị trường nhất là trong bối cảnh cạnh tranh về tài chính hiện nay của các tập đoàn ngân hàng nước ngoài đang mở rộng ở Việt Nam.
3.4.2 Những đề xuất đối với NHNN Việt Nam
3.4.2.1 Cần phối hợp với các bộ ngành liên quan hoàn thiện hệ thống kế toán theo thông lệ quốc tế (IAS).
Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới các chuẩn mực quốc tế.
3.4.5.2 Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD
- Bằng cách thành lập đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm trong báo cáo tài chính.
- Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 1
- Xây dựng hệ thống các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài.
Trong đó, tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại để tránh rủi ro về tỷ giá.
3.4.5.3 Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các tổ chức tín dụng
Dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng để nângcao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và kỹ thuật đối với các tổ chức tín dụng.
3.4.5.4 Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống ngân hàng sao cho phù hợp với xu hướng thị trường tài chính quốc tế
Tiến hành nhanh quá trình cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ.
3.4.5.5 Tăng cường quản lý các ngân hàng thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc và kiểm tra trình độ định kyø
Cần tăng cường việc thanh tra và hỗ trợ các ngân hàng nhận biết các rủi ro tiềm ẩn thông qua công tác đã thanh tra của các ngân hàng, để từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro.
3.4.5.6 Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong dự trữ
Ngân hàng nhà nước đóng vai trò cuối cùng trong hoạt động can thiệp thị trường khi cần thiết. Tập trung dự trữ ngoại tệ có kế hoạch sử dụng hợp lý. Quỹ dự trữ ngoại tệ có tác dụng khi thị trường liên ngân hàng đóng băng, ngoại
Chương 1
tệ khan hiếm, lúc này ngân hàng nhà nước sẽ dùng quỹ này để can thiệp. Và khi thị trường ổn định ngân hàng nhà nước sẽ mua vào để tăng trạng thái ngoại tệ. 3.4.5.7 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và triển khai mạnh hơn nữa thị trường tiền tệ
Cụ thể là các nghiệp vụ như forward, swap, option,…
3.4.5.8 Ngân hàng nhà nước nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo qua mạng về các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng, phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước
Để nhằm mục đích tạo hướng đi mới cũng như phổ biến các nghị định, quy định thông tư mới áp dụng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, Ngân hàng nhà nước nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo qua mạng về các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng, phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước.
Nhìn chung, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân do chính bản thân ngân hàng sẽ được phòng ngừa qua các quy trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm soát. Ngoài ra cần có sự trợ giúp của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước thông qua các thông tư, quyết định và nhất là một hành lang pháp lý thông thoáng. Vận dụng một cách linh hoạt, kịp thời và hợp lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế được rủi ro, từ đó giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn trong quá trình chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay.
Chương 1
PHẦN KẾT LUẬN
Xu hướng tự do, toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng. Hoạt động kinh ngân hàng trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng lớn hơn và cùng với nó mức độ rủi ro cũng tăng hơn.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, cụ thể là đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải có đủ năng lực quản trị rủi ro. Nếu không, sẽ không có khả năng tồn tại và kinh doanh trên thị trường.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM hiện nay đang là bức xúc trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn. Do đó, cần phải nắm rõ nguyên nhân để lường trước những rủi ro, từ đó xác định những biện pháp đối phó và khắc phục hợp lý.
Trước hết để làm được điều này, các ngân hàng thương mại cần phải xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro đúng đắn. Thực hiện tốt việc phân tích và đánh giá toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro. Bên cạnh đó, tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng tách bộ máy quản trị rủi ro độc lập với bộ phận kinh doanh và tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ uỷ quyền, phân cấp theo hàng ngang.
Chương 1
Mặt khác, để nhằm thực hiện mục tiêu này, không thể thiếu một yếu tố quan trọng đó là con người. Ngân hàng thường xuyên nâng cao năng lực cán bộ quản trị. Đưa ra các chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các ngân hàng nước ngoài mở các lớp tập huấn, đào tạo để cập nhật kiến thức ngân hàng trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển.
Ngoài ra, sự đóng góp vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước cũng giúp cho việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại về mặt pháp luật và đường lối chung, đồng thời góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập.
Chương 1
Tài liệu tham khảo
1. Quản trị ngân hàng thương mại – Nhà xuất bản thống kê 2003, TS. Trần Huy Hoàng - Trường Đại học Kinh tế.
2. Tiền tệ ngân hàng – Nhà xuất bản thống kê 2004, chủ biên PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn – Trường Đại học Kinh tế.
3. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Nhà xuất bản TP. HCM, chủ biên: Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương – Trường Đại học Ngân hàng.
4. Tài liệu giảng dạy cao học môn Nghiệp vụ Ngân hàng – tháng 1/2005, TS. Nguyễn Minh Kiều – Đại học Kinh tế TP.HCM.
5. Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005, số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005.
6. Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005. 7. Văn kiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng.
8. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động Ngân hàng TP. HCM năm 2002, 2003, 2004 và định hướng nhiệm vụ năm 2005 – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 9. Thời báo kinh tế Việt Nam 2003 – 2004, 2004 – 2005
10.Thời báo kinh tế Sài Gòn số 53-2003, 7-2004, 49-2004, 31-2005, 34-2005, 35-2005
11.Tạp chí ngân hàng số 4,5 năm 2005 – NHNN Việt Nam 12.Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 5 ngày 01/03/2005.
13.Thời báo ngân hàng số 26, 27, 65, 69 năm 2004 và số 18, 22, 29 năm 2005. 14. Các thông tin truy cập trên các trang Web : Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam,
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Kinh tế Việt Nam, Đầu tư chứng khoán,Việt Nam Net.