Rủi ro chiến lược

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 32)

Rủi ro chiến lược phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. Ví dụ, việc xâm nhập vào một thị trường mới mà thiếu sự nghiên cứu đầy đủ và thiếu các nguồn lực cần thiết để khai thác thị trường này có thể làm ngân hàng gặp phải rủi ro thua lỗ.

1.3.2.8 Rủi ro uy tín:

Rủi ro uy tín là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng.

1.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro

- Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả.

- Cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, cụ thể trong cho vay ngân hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó, trong đầu tư ngân hàng chỉ chú trọng đầu tư vào một loại chứng khoán có rủi ro cao.

- Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý.

Chương 1

- Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô…

- Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ.

1.3.4 Các bước quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại

Trong hoạt động ngân hàng thượng mại, việc quản trị rủi ro được thực hiện chủ yếu qua 4 bước sau : xác định hạn mức rủi ro, đánh giá rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro.

1.3.4.1 Xác định hạn mức rủi ro

Các bộ phận nghiệp vụ quản trị rủi ro phải xác định hạn mức rủi ro cho bộ phận mình, là mức rủi ro nhất định mà tổ chức tín dụng có thể chấp nhận được trong nổ lực để có được lợi nhuận, trên cơ sở sự sẵn sàng chịu đựng rủi ro và sức mạnh tài chính của tổ chức tín dụng. Hội đồng quản trị theo định kỳ có trách nhiệm xem xét lại và thông qua các hạn mức đó. Các mức này sau đó được thông báo tới toàn bộ nhân viên các bộ phận nghiệp vụ và ban điều hành, ban điều hành chịu trách nhiệm đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ tuân thủ các hạn mức này. Có tỷ lệ thưởng và phạt tính trên tổng số thấp hơn và lớn hơn tổng số vượt hạn mức đó.

1.3.4.2 Đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của tổ chức tín dụng, phải có các chốt kiểm tra nằm trong quy trình nghiệp vụ để kiềm chế rủi ro trong các hạn mức đã được đề ra cùng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro.

¾ Quy trình đánh giá rủi ro : gồm 4 yếu tố:

* Nhận biết rủi ro : bước đầu tiên để có được chương trình quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro mà TCTD có thể

Chương 1

gặp phải thông qua phân tích đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình hoạt động.

* Định lượng rủi ro : là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp ban điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát. Hiện nay trên thực tế có 3 phương pháp định lượng cơ bản sau:

o Phương pháp thống kê: bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cứu.

o Phương pháp kinh nghiệm: được hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia. Và để chính xác hơn các nhà quản trị ngân hàng có thể kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau.

o Phương pháp tính toán và phân tích: dựa trên việc xây dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên động thái biến thiên toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy.

* Theo dõi rủi ro: là việc thực hiện đầy đủ các hệ thống, các thủ tục kiểm soát, nhờ đó ban điều hành có thể theo dõi mức rủi ro của từng lĩnh vực kinh doanh.

* Kiểm soát rủi ro : rủi ro được kiểm soát bằng việc thực hiện các thủ tục nằm trong hệ thống kiểm soát nội bộ trong các quy trình kinh doanh và hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho các thủ tục kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng có thể cao. Vì vậy, ban điều hành cần phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chi phí cho các thủ tục kiểm soát và lợi đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các các thủ tục kiểm soát cho phù hợp với quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình.

Chương 1

1.3.4.3 Theo dõi rủi ro : sau khi xác định hạn mức và đánh giá được mức độ rủi ro của từng loại rủi ro để từ đó theo dõi rủi ro theo từng lĩnh vực kinh mức độ rủi ro của từng loại rủi ro để từ đó theo dõi rủi ro theo từng lĩnh vực kinh doanh với những mức độ rủi ro khác nhau.

1.3.4.4 Kiểm soát rủi ro : cũng giống như kiểm soát rủi ro trong phần đánh giá rủi ro nhưng với mức độ tổng quát hơn trên gốc độ toàn diện các hoạt đánh giá rủi ro nhưng với mức độ tổng quát hơn trên gốc độ toàn diện các hoạt động ngân hàng để đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro hợp lý.

1.3.5 Các nguyên tắc trong việc quản trị rủi ro ngân hàng

- Nguyên tắc chấp nhận rủi ro.

- Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép.

- Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt.

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập.

- Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính.

- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế.

- Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng.

- Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép.

1.3.6 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hàng thương mại Việt Nam

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh,… ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng và các định chế tài chính phi Ngân hàng trước hết là trung gian tài chính. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán, kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng khác. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, cho dù hệ số an toàn có đạt tới 8% so với tài sản có, điều

Chương 1

này so với số nguồn vốn của bản thân Ngân hàng là không đáng kể. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn vốn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn vốn và phát triển dịch vụ. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm rất nhiều loại rủi ro và ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích để nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Từ đó, ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.

Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro và được hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Thông thường lợi nhuận của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro, thường rủi ro thấp thì lợi nhuận thấp và ngược lại nếu rủi ro cao thì lợi nhuận cao nhưng khi rủi ro quá lớn đến mức NHTM mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản.

Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm. Vì vậy, những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Do đó, quản trị rủi ro tốt là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Chương 1

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

Trong nền kinh tế thị trường, sự phân bổ các nguồn lực – theo đó, phân bố cơ cấu kinh tế và phân chia của cải xã hội được dựa chủ yếu vào các quy luật của thị trường như : Cung – cầu, Giá trị, Cạnh tranh … được biểu hiện qua hình thức tiền tệ. Vì vậy còn có cách gọi khác của kinh tế thị trường là kinh tế tiền tệ. Với đặc trưng đó, mặc nhiên ngành ngân hàng cùng những hoạt động dịch vụ của nó đã trở thành một trong những công cụ hàng đầu để điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia có kinh tế thị trường.

2.1 Sự đóng góp của ngân hàng Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội

Từ hơn 10 năm nay, ngành ngân hàng đăc biệt có vai trò quan trọng trong việc đổi mới chính sách tín dụng theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khi thị trường tài chính chưa phát triển đồng bộ thì những năm qua ngân hàng đã tham gia cung ứng bình quân tới gần 70% tổng đầu tư toàn xã hội hàng năm với vai trò là trung gian tài chính. Trong đó hầu hết các ngân hàng thương mại đã cung ứng tín dụng bình đẳng với mọi thành phần, mọi ngành.

Bảng 1 : Bảng cơ cấu và tăng trưởng tín dụng toàn ngành các năm 2002-2004

Đơn vị tính : % 2002 2003 2004 Ngành Tỷ trọng Tăng trưởng Tỷ trọng Tăng trưởng Tỷ trọng Tăng trưởng Ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp 29,6 44,3 29,4 26,9 29,7 28,2 Ngành Công nghiệp 25,4 34,6 25,1 26 25,1 26,9

Ngành Xây dựng 13,9 32,55 13,9 27,5 14,2 29,7

Ngành Thương nghiệp sửa

chữa … và khách sạn nhà hàng 17,2 15,5 17,2 28% 17,7 30,7 Ngành Giao thông vận tải 5,2 42 5,7 39,4 5,6 25

Ngành khác 8,5 5,8 8,7 31 7,7 12,1

Tổng số 100 30,5 100 28 100 26,9

Chương 1

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu tín dụng của toàn ngành tương đối ổn định nhưng mức tăng trưởng tín dụng ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp và ngành giao thông vận tải tuy giảm về tỷ trọng nhưng trong thực tế thì chỉ tiêu của các ngành này tăng, đồng thời ngành thương nghiệp sửa chữa … và khách sạn nhà hàng tăng liên tiếp trong 3 năm qua, điều này cũng chứng tỏ nguồn vốn tín dụng cung cấp cho nền kinh tế tương đối ổn định và hiệu quả.

Trong suốt quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước những năm qua, ngành Ngân hàng đóng vai trò hầu như duy nhất trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán. Góp phần thúc đẩy kinh tế xuất, nhập khẩu có những bước tăng trưởng vượt bậc từ mức xấp xĩ 2 tỷ USD tổng kim ngách xuất khẩu năm 1990 lên trên 50 tỷ USD năm 2004.

Trong những năm qua, Ngân hàng cũng là một trong số ngành đứng đầu trong tốp những ngành có đóng góp lớn nhất cho Ngân sách nhà nước ở mức trên 2000 tỷ đồng mỗi năm.

2.2 Sơ lược quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây

Nhìn chung, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong những năm qua đã đạt được những thành công quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tương đối cao, cụ thể năm 2004 nền kinh tế tăng trưởng 7,7%, đồng thời giúp kiểm soát lạm phát và chỉ số giá hàng tiêu dùng dưới hai con số mặc dù trong thời gian qua nền kinh tế có những biến động phức tạp. Khối lượng tiền và tổng phương tiện thanh toán cung ứng cho nền kinh tế theo đúng dự kiến và theo sát kế hoạch được duyệt. Bên cạnh đó, vốn tín dụng được duyệt cho nền kinh tế ( bảng 1) được kiểm soát chặt chẽ nhằm góp phần kiềm chế lạm phát. Mặt khác, tổng nguồn vốn huy động năm 2004 tăng 22,42% so với

Chương 1

cuối năm 2003, trong đó nguồn vốn huy động nội tệ tăng 21,8% và nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng tới 25,79%.

Bảng 2 : Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động tiền tệ của ngân hàng trong các năm qua Năm Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (%) Tốc độ tăng vốn huy động (%) Tốc độ tăng dư nợ cho vay nền kinh tế (%) Tăng trưởng kinh tế (%) Lạm phát (%) 2000 26,50 31,95 27,69 6,8 - 0,6 2001 25,53 24,88 23,24 6,8 - 0,2 2002 17,70 22,72 30,39 7,0 4,0 2003 24,94 24,07 27,96 7,2 3,0 2004 21,00 21,92 26,24 7,7 9,5

(Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam 2004 – 2005)

2.2.1 Diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ

Trong năm 2005, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng được nâng lên đồng thời mức độ cạnh tranh cũng tăng lên. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại cạnh tranh sôi động trên thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, do đó các NHTM vẫn đang tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các hoạt động của mình. Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tương đối ổn định trong những năm gần đây nhưng lãi suất cơ bản cần được xem xét điều chỉnh cho linh hoạt hơn cho phù hợp với thị trường biến động mạnh về lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế ( FED). Vì trong 6 tháng cuối năm 2004 FED đã thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất USD lên 5 lần trong khi đó lãi suất cơ bản VND vẫn giữ ổn định 7,5%/năm hay 0,625%/tháng đã làm cho nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng cao hơn so với nguồn vốn huy động bằng nội tệ.

Chương 1

Bảng 3 : Lãi suất huy động USD của NHTM Việt Nam đến cuối tháng 12/2004

Kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 2 năm 3 năm 5 năm Lãi suất

%/năm 2,2 2,4 2,6 3,0 3,3 3,5 4,0

(Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2004 – 2005) Về lãi suất cho vay ngoại tệ cũng được các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lên, nhưng ở mức tăng chậm hơn mức tăng lãi suất vốn huy động USD, bởi vì lãi suất cho vay USD đã khá cao. Vào thời điểm cuối năm 2004, lãi suất cho vay USD dao động trong khoảng 4,8% - 6,0%/năm .

Bảng 4 : Diễn biến các đợt điều chỉnh lãi suất của FED và thị trường tiền tệ quốc tế qua các năm từ 2001 – 2004

Thời điểm Mức điều chỉnh

lãi suất của FED

Lãi suất SIBOR USD/Năm Lãi suất LIBOR USD/Năm

Lãi suất cơ bản NHNN VND/tháng 12/12/2001 1,75% 1,761 1,764 0,600

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)