Diễn biến thị trường ngoại hối trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 43)

Về cơ chế điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối, để phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại hối có những bước thay đổi quan trọng. Tỷ lệ kết hối của các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ tại ngân hàng thương mại vẫn giữ mức 0% ( trước đây là 30% -năm 2003), quy định biên độ giao dịch tỷ giá của ngân hàng thương mại với khách hàng vẫn giữ ổn định là 0,25% kể từ ngày 8/12/2004 với Quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về điều chỉnh giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng đối với khách hàng có những đổi mới quan trọng. Thứ nhất là mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ. Theo quyết định mới này, thì các tổ chức và cá nhân cũng được tham gia vào hầu hết các giao dịch hối đoái như kỳ hạn, giao ngay và quyền lựa chọn tiền tệ trừ nghiệp vụ hoán đổi. Thứ hai, quy định mới thông thoáng hơn về điều kiện và thủ tục xin phép giao dịch kỳ hạn và hoán đổi được bãi bỏ. Thứ ba, cung cấp thêm cho thị trường hối đoái một công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp và thành viên thị trường ngoại hối.

Bảng 6 : Tình hình thị trường ngoại hối 2003 – 2004

Tỷ giá 3/1/2003 12/1/2004 Cuối tháng 12/2004 Bán Vietcombank VND/USD 15406 15660 15778 VND/EUR 16238 19554 21673 VND/JPY 130.55 146.75 154.24 VND/GBP 24925 27883 30613 Bán TT tự do VND/USD 15415 15750 15810

Chương 1

Thời điểm tỷ giá VND/USD ở Việt Nam cao nhất là ngày 9/12/2004 là 15779 và thời điểm mất giá lớn nhất của USD so với các ngoại tệ khác trên thị trường thế giới là vào khoảng tháng 12/2004. Diễn biến đó tác động mạnh đến luồng chu chuyển tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, tác động tới sự chu chuyển giữa VND với các loại ngoại tệ mạnh qua kênh ngân hàng ở thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trong nước. Vì sự biến động tỷ giá này tác động mạnh đến sự lựa chọn cất trữ và đầu tư tiền tệ của người dân mà biểu hiện tập trung nhất là thay đổi cơ cấu tiền tệ trong nguồn tiền gửi tại các ngân hàng thương mại.

2.2.3 Tình hình hoạt động tín dụng và sự cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng giữa các NHTM

Hệ thống ngân hàng thương mại tuy đã phát triển và được tăng vốn trong những năm gần đây, song so với các ngân hàng thương mại trong khu vực vẫn còn quá nhỏ bé về quy mô và thiếu kinh nghiệm trong các dịch vụ tài chính quốc tế, phân tích thị trường và đánh giá dự án. Chất lượng tín dụng không cao, chịu sự can thiệp nhiều mặt của chính quyền các cấp, tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế còn cao chẳng hạn như năm 2003 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,8% và năm 2004 là 5,1% so với tổng dư nợ cho vay. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại chưa thực sự tự chủ về tài chính, các quyết định của ngân hàng chưa được thực hiện theo các tiêu chuẩn hiệu quả của ngân hàng mà phải tuân theo những áp lực ngoài ngân hàng. Trên thực tế, ngân hàng thương mại nhà nước phải gánh chịu hậu quả từ các hoạt động yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, mà các doanh nghiệp này vốn là khách hàng chủ chốt của các ngân hàng thương mại nhà nước. Mặt khác, chủ trương cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước được thực hiện quá chậm.

Chương 1

Bên cạnh những thay đổi các chính sách tiền tệ ( chính sách lãi suất, đảm bảo, tỷ giá,…), việc cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng cũng diễn ra rất sôi động trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực phát triển thị trường dịch vụ bán lẻ hiện đại trong dân cư và cung cấp cho các doanh nghiệp về dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất. Để cạnh tranh, các ngân hàng thương mại đầu tư cho hiện đại hoá công nghệ, đẩy mạnh tiếp thị, khuyến mãi, mở rộng phạm vị phát hành và thanh toán thẻ, tập trung hiện đại hoá thanh toán, mở rộng dịch vụ kiều hối, mở rộng phạm vi hoạt động bằng việc mở thêm nhiều chi nhánh ở các thành phố, tỉnh phát triển, mở rộng cho vay tiêu dùng trong đó có một số ngân hàng còn cho vay tiêu dùng cá nhân bằng tín chấp, đây cũng là một hướng giúp cho các ngân hàng thương mại phân tán rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.

Vì hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội,… Từ đó cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ uy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ khác,… Do đó có thể nói rằng rủi ro ngân hàng cũng rất đa dạng : rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng,…

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng thương mại Việt Nam hàng thương mại Việt Nam

Rủi ro hầu như có mặt trong từng nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt rủi ro trong hoạt động tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, mặt khác trong xu thế kinh doanh hiện đại, các ngân hàng sẽ giảm dần tỷ trọng tín dụng và tăng tỷ trọng dịch vụ. Như vậy, sự rủi ro trong hoạt động ngân hàng hầu như có mặt

Chương 1

trong từng nghiệp vụ nếu nghiệp vụ đó không được quản lý theo một quy trình chặt chẽ, nên có thể nói hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào năng lực quản trị rủi ro.

Nhưng để quản trị được rủi ro, trước tiên chúng ta phải phân tích, đánh giá được mức độ rủi ro từ đó mới đưa ra được giải pháp để hạn chế các rủi ro đó tuỳ theo từng trường hợp.

Trong nội dung phần này chủ yếu tập trung vào phân tích, đánh giá các rủi ro chính như : rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản từ đó quản trị chúng sao cho hiệu quả.

2.3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại các NHTM 2.3.1.1 Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng 2.3.1.1 Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo quy định tại điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hiện nay, dịch vụ tín dụng cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất ( trên 60%) trong danh mục tài sản có, do đó song song với việc tăng trưởng tín dụng, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải chú trọng hơn nữa đến việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như: xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, áp dụng khung sổ tay tín dụng, trong đó quy định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khác hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng,

Chương 1

quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả của hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của các ngân hàng thương mại tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế phi nhà nước ( tỷ trọng dư nợ tín dụng khu vực nhà nước chiếm khoảng 39% năm 2002 và giảm xuống còn 34% vào cuối năm 2004). Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.

Bảng 7 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn qua các năm 2000-2004

Năm

% tăng trưởng 2000 2001 2002 2003 2004

Tăng trưởng tín dụng 27,69 23,24 30,39 27,96 26,24 Tăng trưởng huy động vốn 31,95 24,88 22,72 24,07 21,92 Tỷ trọng vốn huy động trung,

dài hạn / tổng nguồn vốn 26,7 28,4 30,7 28,1 29,4 Tỷ trọng vốn huy động trung,

dài hạn / tổng nguồn vốn 35,8 38,4 41 43,5 42,7

Chương 1

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong suốt 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM VN luôn ở mức hơn 25%/năm, chỉ số này cao nhất so với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và mức tăng này vẫn đang tiếp diễn. Số liệu gần đây nhất của chi nhánh NHNN thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chín tháng đầu năm 2005 dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn đạt 164.600 tỷ đồng tăng 32% so với cùng kỳ năm 2004. Song hiện nay, mức huy động vốn tăng chậm hơn nhiều so với tăng dư nợ cụ thể trong chín tháng đầu năm 2005 tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2004. Nhưng vấn đề đáng lo ngại hơn cả là tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng – dài hạn trên 12 tháng của các ngân hàng lần lượt là 70% - 30% trong khi tỷ lệ cho vay ngắn hạn và dài hạn lại là 58% - 42%. Chứng tỏ ngân hàng lấy vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Đây là rủi ro lớn nhất của hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2 : Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ

0 2 4 6 8 10 12 2000 2001 2002 2003 2004

Ta thấy tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với nhiều ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới nếu đo lường rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Công tác cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng tại nhiều ngân hàng thương mại vẫn còn yếu, còn có tình

Chương 1

trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng thương mại nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro. Việc phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được tiến hành một cách bài bản, nghiêm ngặt.

Trong giai đoạn hiện nay. Chính sách tín dụng càng đặc biệt quan trọng bởi các ngân hàng phải thích ứng với sự phức tạp về môi trường pháp lý là một môi trường kinh doanh đầy mới mẻ đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí có những rủi ro trước nay chưa hề lường hoặc quan tâm đến, thì nay chính sách tín dụng phải làm sao vừa đem lại sự thoả mãn cao cho khách hàng vừa đảm bảo hai mục tiêu là phải làm sao đạt tỷ suất sinh lời cao nhất và đồng thời chịu mức rủi ro có thể chấp nhận được cho ngân hàng.

Theo báo cáo của IMF, khối doanh nghiệp nhà nước đang là hiểm hoạ vì số nợ mà các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục xử lý của khối doanh nghiệp này chiếm khoảng 4% GDP của nền kinh tế.

Hơn nữa, do nền kinh tế ngày càng phát triển về mọi mặt đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải phát triển đa năng hơn thay vì trước đây chỉ tập trung vào lĩnh vực chính của mình nhưng do sự chuẩn bị chưa tốt về kỹ thuật nghiệp vụ, vốn, yếu tố con người nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa đem lại kết quả tốt cho các ngân hàng thương mại.

Cụ thể, gần đây cả 4 ngân hàng thương mại nhà nước ( Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương) lại có những hướng đi tương đối giống nhau như các ngân hàng này đều bỏ qua những thế mạnh về kinh nghiệm, kỹ năng trong lĩnh vực sở trường có

Chương 1

được của mình trước đây (ngân hàng đầu tư và phát triển tập trung cho vay các dự án lớn, trung dài hạn cho đầu tư phát triển, ngân hàng nông nghiệp chuyên cho vay thuộc lĩnh vực ngông nghiệp, ngân hàng ngoại thương có thế mạnh trong lĩnh vực tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại hối ), mà giờ đây các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách cùng tăng lãi suất, mở rộng mạng lưới chi nhánh, lắp đặt máy ATM, cùng giảm phí dịch vụ đối với khách hàng mà không đánh giá đầy đủ hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ mới,… Thậm chí trong lĩnh vực tín dụng cả bốn ngân hàng còn đều đồng loạt tập trung để cho vay đồng tài trợ đối với các dự án lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn hay các tổng công ty độc quyền thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải với công nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng, nhưng do chưa đánh giá đúng thực trạng tình hình của dự án, nhất là trong xây dựng cơ bản đã làm tăng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại nhà nước.

Mặt khác, trong cuộc cạnh tranh này, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất đầu vào, hạ lãi suất đầu ra bằng mọi cách để có được các dự án mà theo họ có mức rủi ro thấp. Song thực tế cạnh tranh về giá không phải là chiến lược tốt dài hạn và nó sẽ thu hẹp khoảng cách lợi nhuận, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời đồng thời làm tăng mức rủi ro tín dụng của cả bốn ngân hàng thương mại nhà nước này.

Việc quản trị danh mục cho vay của ngân hàng chưa chú trọng đa dạng hoá danh mục cho vay của từng ngân hàng. Các doanh nghiệp thuộc cùng ngành hàng, cùng quy mô, vùng lãnh thổ,… có thể có tương quan rủi ro tín dụng cao. Khi đó, quản trị danh mục cho vay cần chỉ ra được rằng với tỷ suất sinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, vùng, quy mô,… để rủi ro thấp nhất

Chương 1

là bao nhiêu. Tuy nhiên vấn đề này hiện chưa được các nhà quản trị ngân hàng thực sự quan tâm.

Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước đều chưa xây dựng được cho mình một mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

Một khía cạnh khác nữa đó là chất lượng nguồn nhân lực ở hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước còn yếu kém so với đòi hỏi của thời kỳ mới, lãnh đạo quản trị ngân hàng theo cảm tính không chuyên nghiệp, mang tính kinh

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)