Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại các

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 35)

hàng thương mại Việt Nam

Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh,… ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng và các định chế tài chính phi Ngân hàng trước hết là trung gian tài chính. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán, kinh doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích ngân hàng khác. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, cho dù hệ số an toàn có đạt tới 8% so với tài sản có, điều

Chương 1

này so với số nguồn vốn của bản thân Ngân hàng là không đáng kể. Mặt khác, hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút nguồn vốn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn vốn và phát triển dịch vụ. Chính vì vậy, hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm rất nhiều loại rủi ro và ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích để nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Từ đó, ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.

Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro và được hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Thông thường lợi nhuận của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro, thường rủi ro thấp thì lợi nhuận thấp và ngược lại nếu rủi ro cao thì lợi nhuận cao nhưng khi rủi ro quá lớn đến mức NHTM mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản.

Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm. Vì vậy, những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Do đó, quản trị rủi ro tốt là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Chương 1

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.

Trong nền kinh tế thị trường, sự phân bổ các nguồn lực – theo đó, phân bố cơ cấu kinh tế và phân chia của cải xã hội được dựa chủ yếu vào các quy luật của thị trường như : Cung – cầu, Giá trị, Cạnh tranh … được biểu hiện qua hình thức tiền tệ. Vì vậy còn có cách gọi khác của kinh tế thị trường là kinh tế tiền tệ. Với đặc trưng đó, mặc nhiên ngành ngân hàng cùng những hoạt động dịch vụ của nó đã trở thành một trong những công cụ hàng đầu để điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia có kinh tế thị trường.

2.1 Sự đóng góp của ngân hàng Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội

Từ hơn 10 năm nay, ngành ngân hàng đăc biệt có vai trò quan trọng trong việc đổi mới chính sách tín dụng theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khi thị trường tài chính chưa phát triển đồng bộ thì những năm qua ngân hàng đã tham gia cung ứng bình quân tới gần 70% tổng đầu tư toàn xã hội hàng năm với vai trò là trung gian tài chính. Trong đó hầu hết các ngân hàng thương mại đã cung ứng tín dụng bình đẳng với mọi thành phần, mọi ngành.

Bảng 1 : Bảng cơ cấu và tăng trưởng tín dụng toàn ngành các năm 2002-2004

Đơn vị tính : % 2002 2003 2004 Ngành Tỷ trọng Tăng trưởng Tỷ trọng Tăng trưởng Tỷ trọng Tăng trưởng Ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp 29,6 44,3 29,4 26,9 29,7 28,2 Ngành Công nghiệp 25,4 34,6 25,1 26 25,1 26,9

Ngành Xây dựng 13,9 32,55 13,9 27,5 14,2 29,7

Ngành Thương nghiệp sửa

chữa … và khách sạn nhà hàng 17,2 15,5 17,2 28% 17,7 30,7 Ngành Giao thông vận tải 5,2 42 5,7 39,4 5,6 25

Ngành khác 8,5 5,8 8,7 31 7,7 12,1

Tổng số 100 30,5 100 28 100 26,9

Chương 1

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu tín dụng của toàn ngành tương đối ổn định nhưng mức tăng trưởng tín dụng ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp và ngành giao thông vận tải tuy giảm về tỷ trọng nhưng trong thực tế thì chỉ tiêu của các ngành này tăng, đồng thời ngành thương nghiệp sửa chữa … và khách sạn nhà hàng tăng liên tiếp trong 3 năm qua, điều này cũng chứng tỏ nguồn vốn tín dụng cung cấp cho nền kinh tế tương đối ổn định và hiệu quả.

Trong suốt quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước những năm qua, ngành Ngân hàng đóng vai trò hầu như duy nhất trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán. Góp phần thúc đẩy kinh tế xuất, nhập khẩu có những bước tăng trưởng vượt bậc từ mức xấp xĩ 2 tỷ USD tổng kim ngách xuất khẩu năm 1990 lên trên 50 tỷ USD năm 2004.

Trong những năm qua, Ngân hàng cũng là một trong số ngành đứng đầu trong tốp những ngành có đóng góp lớn nhất cho Ngân sách nhà nước ở mức trên 2000 tỷ đồng mỗi năm.

2.2 Sơ lược quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây

Nhìn chung, việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong những năm qua đã đạt được những thành công quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tương đối cao, cụ thể năm 2004 nền kinh tế tăng trưởng 7,7%, đồng thời giúp kiểm soát lạm phát và chỉ số giá hàng tiêu dùng dưới hai con số mặc dù trong thời gian qua nền kinh tế có những biến động phức tạp. Khối lượng tiền và tổng phương tiện thanh toán cung ứng cho nền kinh tế theo đúng dự kiến và theo sát kế hoạch được duyệt. Bên cạnh đó, vốn tín dụng được duyệt cho nền kinh tế ( bảng 1) được kiểm soát chặt chẽ nhằm góp phần kiềm chế lạm phát. Mặt khác, tổng nguồn vốn huy động năm 2004 tăng 22,42% so với

Chương 1

cuối năm 2003, trong đó nguồn vốn huy động nội tệ tăng 21,8% và nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng tới 25,79%.

Bảng 2 : Một số chỉ tiêu chủ yếu hoạt động tiền tệ của ngân hàng trong các năm qua Năm Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (%) Tốc độ tăng vốn huy động (%) Tốc độ tăng dư nợ cho vay nền kinh tế (%) Tăng trưởng kinh tế (%) Lạm phát (%) 2000 26,50 31,95 27,69 6,8 - 0,6 2001 25,53 24,88 23,24 6,8 - 0,2 2002 17,70 22,72 30,39 7,0 4,0 2003 24,94 24,07 27,96 7,2 3,0 2004 21,00 21,92 26,24 7,7 9,5

(Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam 2004 – 2005)

2.2.1 Diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ

Trong năm 2005, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng được nâng lên đồng thời mức độ cạnh tranh cũng tăng lên. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại cạnh tranh sôi động trên thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, do đó các NHTM vẫn đang tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các hoạt động của mình. Ngoài ra, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng tương đối ổn định trong những năm gần đây nhưng lãi suất cơ bản cần được xem xét điều chỉnh cho linh hoạt hơn cho phù hợp với thị trường biến động mạnh về lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế ( FED). Vì trong 6 tháng cuối năm 2004 FED đã thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất USD lên 5 lần trong khi đó lãi suất cơ bản VND vẫn giữ ổn định 7,5%/năm hay 0,625%/tháng đã làm cho nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng cao hơn so với nguồn vốn huy động bằng nội tệ.

Chương 1

Bảng 3 : Lãi suất huy động USD của NHTM Việt Nam đến cuối tháng 12/2004

Kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 2 năm 3 năm 5 năm Lãi suất

%/năm 2,2 2,4 2,6 3,0 3,3 3,5 4,0

(Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2004 – 2005) Về lãi suất cho vay ngoại tệ cũng được các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lên, nhưng ở mức tăng chậm hơn mức tăng lãi suất vốn huy động USD, bởi vì lãi suất cho vay USD đã khá cao. Vào thời điểm cuối năm 2004, lãi suất cho vay USD dao động trong khoảng 4,8% - 6,0%/năm .

Bảng 4 : Diễn biến các đợt điều chỉnh lãi suất của FED và thị trường tiền tệ quốc tế qua các năm từ 2001 – 2004

Thời điểm Mức điều chỉnh

lãi suất của FED

Lãi suất SIBOR USD/Năm Lãi suất LIBOR USD/Năm

Lãi suất cơ bản NHNN VND/tháng 12/12/2001 1,75% 1,761 1,764 0,600 06/12/2002 1,25% 1,284 1,285 0,620 26/06/2003 1,00% 1,130 1,119 0,625 01/07/2004 1,25% 1,384 1,389 0,625 11/08/2004 1,50% 1,787 1,783 0,625 21/09/2004 1,75% 1,822 1,821 0,625 12/11/2004 2,00% 2,121 2,128 0,625 14/11/2004 2,25% 2,410 2,407 0,625

Chương 1

Lãi suất ngoại tệ trong nước theo sát diễn biến lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới SIBOR, LIBOR. Từ tháng 6-2004 đến tháng 12/2004, Cục dự trữ Liên bang Mỹ – FED thực hiện 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất USD, các NHTM Việt Nam cũng tăng lãi suất huy động lên, đồng thời lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tăng theo nhưng mức tăng thấp hơn lãi suất huy động vốn USD. Bởi vì, lãi suất cho vay USD đã khá cao và tuỳ thuộc vào sự chấp nhận vay vốn USD của doanh nghiệp.

Bảng 5 : Biểu tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu vốn huy động và cơ cấu dư nợ cho vay của các NHTM và TCTD các năm 2002 – 2004

Đơn vị : Tỷ đồng VN ( quy đổi)

Hà Nội Tp. Hồ Chí Minh

Tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu vốn huy động

Tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu dư

nợ cho vay

Tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu vốn huy động

Tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu dư nợ cho vay

Thời điểm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 31/12/2002 48.554 43,90 21.546 37,10 33.161 38,60 21.793 29,40 31/12/2003 53.750 37,30 29.871 40,50 38.200 34,00 31.500 32,70 30/06/2004 57.070 37,00 31.710 38,20 31.710 38,20 41.000 32,30 30/09/2004 60.617 36,10 35.306 40,10 47.119 34,00 43.593 35,00 31/12/2004 59.500 34,56 36.610 38,71 48.800 33,13 45.500 34,27

(Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Tp. HCM) Mặt khác, lãi suất nội tệ được điều hành bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là lãi suất cơ bản VND do Ngân hàng nhà nước công bố vẫn giữ ổn định suốt năm 2004 là 7,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn cũng tương đối ổn định ở mức 5%/năm và lãi suất chiết khấu cũng ổn định ở mức 3%/năm. Nhìn chung công cụ

Chương 1

điều hành lãi suất trong thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước còn thiếu linh hoạt, vì trong khi lãi suất huy động vốn kỳ hạn ngắn tương đối ổn định thì lãi suất huy động vốn trung và dài hạn VND của các ngân hàng thương mại tăng nhẹ khoảng 0,24% - 0,28%/năm và không cao so với số vốn huy động bằng ngoại tệ. Biểu đồ 1: 7.5 5.5 3.0 5.7 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Lãi suất cơ bản Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu Lãi suất tín phiếu kho bạc

Lãi suất điều hành của NHNN 2004

Do tình hình đó, nên vốn ngoại tệ có xu hướng dư thừa và vốn nội tệ (VND) có xu hướng khan hiếm, nên tạo sức ép lên lãi suất huy động vốn và cho vay VND. Tuy nhiên, lãi suất nội tệ có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng thương mại , chẳng hạn như lãi suất huy động vốn cao nhất của ngân hàng thường mại này cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại khác.

Trong năm qua, lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 0,80% - 1,0%/tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến ở mức 1,0% - 1,15%/tháng. Lãi suất cho vay của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thấp nhất là 0,74%/tháng, nhưng lãi suất huy động vốn của một số Quỹ tín dụng nhân dân lên tới 0,90%/tháng và lãi suất cho vay cao nhất của nhiều Quỹ tín dụng cũng đã lên tới 1,35%/tháng.

Chương 1

2.2.2 Diễn biến thị trường ngoại hối trong thời gian qua

Về cơ chế điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối, để phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại hối có những bước thay đổi quan trọng. Tỷ lệ kết hối của các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ tại ngân hàng thương mại vẫn giữ mức 0% ( trước đây là 30% -năm 2003), quy định biên độ giao dịch tỷ giá của ngân hàng thương mại với khách hàng vẫn giữ ổn định là 0,25% kể từ ngày 8/12/2004 với Quyết định số 1452/2004/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về điều chỉnh giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng đối với khách hàng có những đổi mới quan trọng. Thứ nhất là mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ. Theo quyết định mới này, thì các tổ chức và cá nhân cũng được tham gia vào hầu hết các giao dịch hối đoái như kỳ hạn, giao ngay và quyền lựa chọn tiền tệ trừ nghiệp vụ hoán đổi. Thứ hai, quy định mới thông thoáng hơn về điều kiện và thủ tục xin phép giao dịch kỳ hạn và hoán đổi được bãi bỏ. Thứ ba, cung cấp thêm cho thị trường hối đoái một công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp và thành viên thị trường ngoại hối.

Bảng 6 : Tình hình thị trường ngoại hối 2003 – 2004

Tỷ giá 3/1/2003 12/1/2004 Cuối tháng 12/2004 Bán Vietcombank VND/USD 15406 15660 15778 VND/EUR 16238 19554 21673 VND/JPY 130.55 146.75 154.24 VND/GBP 24925 27883 30613 Bán TT tự do VND/USD 15415 15750 15810

Chương 1

Thời điểm tỷ giá VND/USD ở Việt Nam cao nhất là ngày 9/12/2004 là 15779 và thời điểm mất giá lớn nhất của USD so với các ngoại tệ khác trên thị trường thế giới là vào khoảng tháng 12/2004. Diễn biến đó tác động mạnh đến luồng chu chuyển tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, tác động tới sự chu chuyển giữa VND với các loại ngoại tệ mạnh qua kênh ngân hàng ở thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trong nước. Vì sự biến động tỷ giá này tác động mạnh đến sự lựa chọn cất trữ và đầu tư tiền tệ của người dân mà biểu hiện tập trung nhất là thay đổi cơ cấu tiền tệ trong nguồn tiền gửi tại các ngân hàng thương mại.

2.2.3 Tình hình hoạt động tín dụng và sự cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng giữa các NHTM

Hệ thống ngân hàng thương mại tuy đã phát triển và được tăng vốn trong những năm gần đây, song so với các ngân hàng thương mại trong khu vực vẫn còn quá nhỏ bé về quy mô và thiếu kinh nghiệm trong các dịch vụ tài chính quốc tế, phân tích thị trường và đánh giá dự án. Chất lượng tín dụng không cao, chịu sự can thiệp nhiều mặt của chính quyền các cấp, tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế còn cao chẳng hạn như năm 2003 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,8% và năm 2004 là 5,1% so với tổng dư nợ cho vay. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 35)