Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 26 - 28)

™ Khái niệm

Rủi ro thanh khoản phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các ngân hàng là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn. Trường hợp này xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt kỷ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi

Chương 1

tiền, đặc biệt như chúng ta đã thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một ngân hàng nào là bảo đảm khả năng thanh khoản đầy đủ. Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng vốn khả dụng trong tay, hoặc có thể tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi phí hợp lý, hoặc có thể nhanh chóng bán bớt một số tài sản ở mức giá thoả đáng.

Hiện tượng thiếu hụt thanh khoản thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể là: ngân hàng mất dần các khoản tiền gởi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng, đồng thời không thể thu hút thêm các khoản tiền gửi mới.

™ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh khoản :

- Ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân, sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu tư có kỳ hạn. Do đó, đã xảy ra tình trạng bất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản đã sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động.

- Do sự nhạy cảm với sự thay đổi về lãi suất đầu tư, nhất là các khoản tiền gửi. Khi lãi suất đầu tư tăng, một số người gửi tiền rút vốn của họ ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn các khách hàng vay tiền sẽ tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì có lãi suất thấp hơn. Như vậy, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng cả khách hàng vay tiền và gửi tiền, kế đó là hai tác động đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng… Hơn nữa, những xu hướng về sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân

Chương 1

hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung cấp thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ.

™ Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản:

- Áp dụng một chiến lược quản trị thanh khoản thích hợp với đặc điểm của ngân hàng, duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh.

- Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả của ngày hôm sau phải lớn hơn hoặc bằng 1.

Tỷ lệ về khả năng chi trả = ---

Tài sản có thể sử

dụng để thanh toán ngay Tài sản nợ phải thanh toán ngay

Theo quy định, một ngân hàng thương mại khi kết thúc một ngày làm việc phải duy trì ngày làm việc tiếp theo sao cho tỷ lệ về khả năng chi trả phải lớn hơn hoặc bằng 1

- Sử dụng các biện pháp dự báo nhu cầu thanh khoản như : + Phương pháp nguồn và sử dụng vốn.

+ Phương pháp cấu trúc vốn.

+ Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống. + Phương pháp các chỉ số thanh khoản.

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 26 - 28)