Thực trạng hoạt động tín dụng tại các NHTM

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 46)

2.3.1.1 Phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo quy định tại điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hiện nay, dịch vụ tín dụng cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất ( trên 60%) trong danh mục tài sản có, do đó song song với việc tăng trưởng tín dụng, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải chú trọng hơn nữa đến việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như: xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, áp dụng khung sổ tay tín dụng, trong đó quy định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng khác hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng,

Chương 1

quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đạt được những thành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả của hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của các ngân hàng thương mại tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế phi nhà nước ( tỷ trọng dư nợ tín dụng khu vực nhà nước chiếm khoảng 39% năm 2002 và giảm xuống còn 34% vào cuối năm 2004). Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.

Bảng 7 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động vốn qua các năm 2000-2004

Năm

% tăng trưởng 2000 2001 2002 2003 2004

Tăng trưởng tín dụng 27,69 23,24 30,39 27,96 26,24 Tăng trưởng huy động vốn 31,95 24,88 22,72 24,07 21,92 Tỷ trọng vốn huy động trung,

dài hạn / tổng nguồn vốn 26,7 28,4 30,7 28,1 29,4 Tỷ trọng vốn huy động trung,

dài hạn / tổng nguồn vốn 35,8 38,4 41 43,5 42,7

Chương 1

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong suốt 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM VN luôn ở mức hơn 25%/năm, chỉ số này cao nhất so với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và mức tăng này vẫn đang tiếp diễn. Số liệu gần đây nhất của chi nhánh NHNN thành phố Hồ Chí Minh cho thấy chín tháng đầu năm 2005 dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn đạt 164.600 tỷ đồng tăng 32% so với cùng kỳ năm 2004. Song hiện nay, mức huy động vốn tăng chậm hơn nhiều so với tăng dư nợ cụ thể trong chín tháng đầu năm 2005 tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2004. Nhưng vấn đề đáng lo ngại hơn cả là tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng – dài hạn trên 12 tháng của các ngân hàng lần lượt là 70% - 30% trong khi tỷ lệ cho vay ngắn hạn và dài hạn lại là 58% - 42%. Chứng tỏ ngân hàng lấy vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Đây là rủi ro lớn nhất của hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2 : Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ

0 2 4 6 8 10 12 2000 2001 2002 2003 2004

Ta thấy tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với nhiều ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới nếu đo lường rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Công tác cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin tín dụng tại nhiều ngân hàng thương mại vẫn còn yếu, còn có tình

Chương 1

trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng thương mại nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro. Việc phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa được tiến hành một cách bài bản, nghiêm ngặt.

Trong giai đoạn hiện nay. Chính sách tín dụng càng đặc biệt quan trọng bởi các ngân hàng phải thích ứng với sự phức tạp về môi trường pháp lý là một môi trường kinh doanh đầy mới mẻ đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí có những rủi ro trước nay chưa hề lường hoặc quan tâm đến, thì nay chính sách tín dụng phải làm sao vừa đem lại sự thoả mãn cao cho khách hàng vừa đảm bảo hai mục tiêu là phải làm sao đạt tỷ suất sinh lời cao nhất và đồng thời chịu mức rủi ro có thể chấp nhận được cho ngân hàng.

Theo báo cáo của IMF, khối doanh nghiệp nhà nước đang là hiểm hoạ vì số nợ mà các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục xử lý của khối doanh nghiệp này chiếm khoảng 4% GDP của nền kinh tế.

Hơn nữa, do nền kinh tế ngày càng phát triển về mọi mặt đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải phát triển đa năng hơn thay vì trước đây chỉ tập trung vào lĩnh vực chính của mình nhưng do sự chuẩn bị chưa tốt về kỹ thuật nghiệp vụ, vốn, yếu tố con người nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chưa đem lại kết quả tốt cho các ngân hàng thương mại.

Cụ thể, gần đây cả 4 ngân hàng thương mại nhà nước ( Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương) lại có những hướng đi tương đối giống nhau như các ngân hàng này đều bỏ qua những thế mạnh về kinh nghiệm, kỹ năng trong lĩnh vực sở trường có

Chương 1

được của mình trước đây (ngân hàng đầu tư và phát triển tập trung cho vay các dự án lớn, trung dài hạn cho đầu tư phát triển, ngân hàng nông nghiệp chuyên cho vay thuộc lĩnh vực ngông nghiệp, ngân hàng ngoại thương có thế mạnh trong lĩnh vực tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại hối ), mà giờ đây các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách cùng tăng lãi suất, mở rộng mạng lưới chi nhánh, lắp đặt máy ATM, cùng giảm phí dịch vụ đối với khách hàng mà không đánh giá đầy đủ hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ mới,… Thậm chí trong lĩnh vực tín dụng cả bốn ngân hàng còn đều đồng loạt tập trung để cho vay đồng tài trợ đối với các dự án lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn hay các tổng công ty độc quyền thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải với công nợ lên đến hàng ngàn tỷ đồng, nhưng do chưa đánh giá đúng thực trạng tình hình của dự án, nhất là trong xây dựng cơ bản đã làm tăng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại nhà nước.

Mặt khác, trong cuộc cạnh tranh này, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất đầu vào, hạ lãi suất đầu ra bằng mọi cách để có được các dự án mà theo họ có mức rủi ro thấp. Song thực tế cạnh tranh về giá không phải là chiến lược tốt dài hạn và nó sẽ thu hẹp khoảng cách lợi nhuận, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời đồng thời làm tăng mức rủi ro tín dụng của cả bốn ngân hàng thương mại nhà nước này.

Việc quản trị danh mục cho vay của ngân hàng chưa chú trọng đa dạng hoá danh mục cho vay của từng ngân hàng. Các doanh nghiệp thuộc cùng ngành hàng, cùng quy mô, vùng lãnh thổ,… có thể có tương quan rủi ro tín dụng cao. Khi đó, quản trị danh mục cho vay cần chỉ ra được rằng với tỷ suất sinh lời chấp nhận được thì tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành, vùng, quy mô,… để rủi ro thấp nhất

Chương 1

là bao nhiêu. Tuy nhiên vấn đề này hiện chưa được các nhà quản trị ngân hàng thực sự quan tâm.

Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước đều chưa xây dựng được cho mình một mô hình thích hợp để lượng hoá mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

Một khía cạnh khác nữa đó là chất lượng nguồn nhân lực ở hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước còn yếu kém so với đòi hỏi của thời kỳ mới, lãnh đạo quản trị ngân hàng theo cảm tính không chuyên nghiệp, mang tính kinh nghiệm. Cán bộ tín dụng thì thiếu khả năng, kỹ năng dự báo kinh tế, thị trường, phân tích tình hình tài chính. Bên cạnh đó, do tác động của quá trình cạnh tranh, có rất nhiều cán bộ giỏi của ngân hàng thương mại nhà nước đã được các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài chiêu mộ. Một nguyên nhân nữa làm cho nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại nhà nước mỏng đi là do quá trình mở rộng mạng lưới, đồng thời nguồn nhân lực của các ngân hàng này yếu về kỷ năng lại càng bị hao hụt do chính sách sử dụng, đãi ngộ con người vẫn quá lạc hậu, quan liêu.

2.3.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng hiện nay

Thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua chưa tốt, hiệu quả tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao ( biểu đồ 2) là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay

Chương 1

Ví dụ: tại TP Hồ Chí Minh có nhiều ngân hàng cho vay một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có … Trong đó, Eximbank là 74%, Sacombank là 48%,… Do đã cho vay tập trung vốn quá lớn cho một số khách hàng nên khi những doanh nghiệp này bị thua lỗ thì ngân hàng chịu rủi ro lớn. Trường hợp của Epco, Minh Phụng là những ví dụ điển hình.

Chính sách và quy trình cho vay của các NHTM còn lỏng lẻo, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ hoặc phương pháp xem xét, phân tích còn hạn chế và chưa chính xác.

Cụ thể là những rủi ro phát sinh từ bên trong ngân hàng do cán bộ tín dụng làm trái quy trình tín dụng để mưu lợi các nhân; hoặc định giá tài sản thế chấp không đúng với giá trị thực tế do trình động nghiệp vụ kém hay do có sự thông đồng với khách hàng hoặc do tài sản thế chấp bị mất giá ( Ví dụ: Khi ngân hàng thẩm định cho vay thì tài sản thế chấp đang giá cao, sau đó giá giảm mạnh, khách hàng không trả được nợ, lúc này ngân hàng xiết nợ nhưng không bán được do giá quá thấp hoặc không có người mua, hoặc là tiền thu về thấp hơn so với số tiền cho vay); cán bộ tín dụng trực tiếp thu nợ gốc và lãi nhưng không nộp lại cho ngân hàng mà dùng cho mục đích cá nhân; hoặc lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, vay hộ, nhờ người vay hộ, vay tiền ngân hàng chuyển cho công ty trách nhiệm hữu hạn gia đình.

Hiện nay hầu như nhiều ngân hàng thương mại khi phân tích cho vay đối với một khách hàng chưa chú trọng đến việc đánh giá dòng tiền quay vốn của doanh nghiệp ( cashflow) mà chỉ chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, lợi nhuận hàng tháng, quý, năm của doanh nghiệp nên đôi khi chưa thể phân tích chính xác khả năng trả nợ đối với khách hàng trong từng thời kỳ hợp lý, nhất là đối với các khoản vay theo hạn mức tín dụng xoay vòng dưới một năm. Chẳng hạn như khi

Chương 1

một công ty vay ngân hàng với hạn mức tín dụng xoay vòng 6 tháng để thanh toán hàng nhập khẩu là 3 triệu đô la Mỹ, nhưng do công ty này giải ngân thanh toán nước ngoài cùng một thời điểm cụ thể là trong cùng một tháng, bên cạnh đó ngân hàng không phân tích vòng quay vốn của công ty một cách chính xác. Đến tháng thứ sáu là đúng thời gian đáo hạn cùng một lúc của khoản vay 3 triệu đô la Mỹ này nhưng do công ty không tiêu thụ được hết lô hàng đã nhập, điều này đã làm cho công ty không trả được nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Và hơn nữa thường trong trường hợp này tài sản thế chấp cho ngân hàng là số hàng hoá mà công ty đã nhập hiện nay chưa tiêu thụ được. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng hiện nay mà chủ yếu là do cán bộ tín dụng chưa chú trọng đến việc phân tích, tính toán điều kiện và khả năng trả nợ đối với khách hàng trong khoảng thời gian hợp lý.

Mặt khác, hoạt động tín dụng hiện nay còn chịu sự điều chỉnh chi phối của nhiều luật, văn bản dưới luật chồng chéo, không rõ ràng. Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng cần phải chấp nhận những rủi ro tín dụng thông thường phát sinh trong quá trình hoạt động bình thường. Cũng bởi do những quy định pháp lý chồng chéo, không rõ ràng hiện nay đã làm cho việc xử lý tài sản thế chấp còn gặp nhiều khó khăn.

Chính sách và quy trình cho vay hiện nay vẫn chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường mà bị cuốn theo các hội chứng kinh tế và phong trào phát triển kinh teá. Cụ thể từ sau vụ án Epco-Minh Phụng, ngay lập tức các ngân hàng thương mại nhà nước chuyển hướng cho vay nhiều vào tổng công ty nhà nước mà thực lực tài chính của các công ty này rất yếu kém.

Thực trạng cho vay với mức dư nợ tới 35 – 40% hiện nay được đưa vào nhóm khách hàng báo động đỏ về chất lượng tín dụng. Điển hình là các tổng

Chương 1

công ty thuộc ngành xây dựng, giao thông vận tải đang trở thành hàng tốp về công nợ tới 11 ngàn tỷ đồng mà trong đó, theo báo cáo của Bộ tài chính có tới trên 90% thuộc vốn vay của ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng được biểu hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn cao. Cũng cần đánh giá một cách khách quan rằng tỷ lệ nợ xấu tính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã giảm xuống còn 2,8% vào cuối năm 2004, đây là một xu hướng đáng khích lệ. Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn mực mức trung bình khá của quốc tế, tỷ lệ đó đang ở khoảng 14 -15%.

Báo cáo của các ngân hàng gần đây cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn này rất thấp, nhưng tín chính xác của các số liệu báo cáo cần phải được xem xét lại vì hiện nay còn nhiều sơ hở trong quy định để các ngân hàng thương mại tận dụng, chế biến những con số này theo mục đích của họ. Thậm chí có nhiều tổng giám đốc ngân hàng không nắm được con số chính xác về tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 46)