Thực trạng hoạt động ngoại hối tại các NHTM

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 57)

2.3.2.1 Phân tích và đánh giá rủi ro ngoại hối

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực. Với hàng

Chương 1

loạt các thông tư quy định về quản lý ngoại hối đã góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.

Trong hai năm 2003, 2004 bốn NHTM Nhà nước hàng đầu đều có trạng thái ngoại hối mở. Tuy nhiên về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của NHNN tức là không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng. Mặc khác, vị thế của các ngân hàng không giống nhau, một số ngân hàng có vị thế trường về ngoại tệ và một số ngân hàng có vị thế đoản về ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là dù tỷ giá có biến động theo chiều hướng nào đều gây bất lợi cho các ngân hàng. Nếu tỷ giá tăng, thì những ngân hàng có vị thế đoản ngoại tệ bị thiệt hại và ngược lại nếu tỷ giá giảm thì những ngân hàng có vị thế trường về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại.

Biểu đồ 3 :

Tỷ giá VND/USD bình quân năm

11000 14402 14094 14725 15280 1553615634 10750 11750 12750 13750 14750 15750 16750 1995 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Diễn biến tỷgiá VND/USD bình quân trên đồ thị tăng mạnh trước năm 2000 và trong năm 2000 tỷ giá có giảm nhưng không nhiều. Và từ năm 2000 trở đi tỷ giá bình quân này lại tiếp tục tăng đều qua các năm 2001, 2002, 2003, 2004 nhưng với mức độ nhỏ. Dự báo trong năm nay ( 2005) tỷ giá này sẽ tiếp tục tăng

Chương 1

do bị ảnh hưởng giá xăng dầu, dịch bệnh đã làm cho lạm phát trong nước tăng dẫn đến tỷ giá tăng theo.

Bên cạnh đó, thực tế Việt Nam cho thấy sự thay đổi mặt bằng lãi suất VND và USD có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá giữa VND và USD. Từ năm 2000 trở đi, đồng USD liên tục tăng giá so với VND, điều này thúc đẩy tâm lý muốn nắm giữ ngoại tệ, các NHTM luôn có nhận định là duy trì trạng thái ngoại hối trường ròng sẽ có lợi. Tuy nhiên do chênh lệch lãi suất giữa VND và USD quá lớn dẫn đến người nắm giữ USD lại có thu nhập thấp hơn người nắm giữ VND. Điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng huy động USD với lãi suất thấp và bán ngoại tệ trên thị trường để cho vay với lãi suất cao, duy trì vị thế ngoại tệ đoản thì số thiệt hại do vị thế đoản ngoại tệ sẽ nhỏ hơn mức lợi mà ngân hàng thu được nếu tốc độ tăng giá USD vẫn thấp hơn mức chênh lệch lãi suất bình quân giữa lãi suất VND và lãi suất cho vay USD. Các nguồn lợi cũng cần cảnh giác với nguồn lợi mang tính bấp bên này, đặc biệt là trong tình trạng chỉ số giá tiêu dùng trong nước đã và đang có xu hướng gia tăng hiện nay.

Khác với các nước khác trên thế giới, thị trường tiền mặt ngoại tệ ở Việt Nam phát triển khá mạnh. Thị trường ngầm ngoại tệ tiền mặt phục vụ cho bộ phận nhập khẩu lậu qua được biên giới cộng với nhu cầu thích sử dụng ngoại tệ tiền mặt của dân chúng nên thị trường này ngày càng sôi động. Tỷ giá ở thị trường này luôn cao hơn trong ngân hàng. Ngoài ra, chênh lệch giữa giá mua và giá bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam luôn ở mức cao vì các nguyên nhân như : chi phí cho xuất khẩu tiền mặt khá cao, chi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ cao, tiền mặt ngoại tệ tồn kho không được trả lãi như tài khoản tiền gửi trong khi đó ngân hàng phải trả lãi huy động từ khách hàng. Đồng thời rủi ro giao dịch tiền mặt ngoại tệ cao ( trường hợp ngoại tệ giả, séc giả). Tiền mặt

Chương 1

ngoại tệ qua ngân hàng không có tính cạnh tranh, mà nó bị chi phối nhiều bởi hoạt động của thị trường ngầm.

Mặt khác, thị trường tiền tệ cũng như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng kém sôi động, cho nên tỷ giá và lãi suất được hình thành trên thị trường này không phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ. Vai trò của ngân hàng nhà nước điều hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho hệ thống ngân hàng trong các năm qua còn bị mờ nhạt.

2.3.2.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM VN

o Trên thị trường quốc tế:

Trong năm 2003 và năm 2004, thị trường đồng đôla Mỹ (USD) biến động khá phức tạp. Khi Mỹ theo đuổi chính sách đồng USD yếu đã gây sự giảm giá liên tục của USD so với các đồng tiền mạnh khác như EUR,GBP,JPY. Với sự sụp đổ hàng loạt và dây chuyền của một số tập đoàn lớn cùng với tình trạng bạo lực diễn ra ở một số nơi trên thế giới đã khiến cho niềm tin vào thị trường tài chính Mỹ sụp đỗ. Các nhà đầu tư hoàn toàn thiếu tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, sự mất giá của USD so với các ngoại tệ trên thị trường quốc tế gây nên sức ép nhu cầu USD trong thanh toán xuất nhập khẩu. Trong khi đôla Mỹ mất giá so với các đồng tiền trong khu vực thì USD vẫn tăng giá so với VND. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt nam còn yếu dù bị kích thích bằng tỷ giá vẫn không tạo được động lực cho hàng xuất khẩu.

Do sự mất giá của USD trên thị trường quốc tế và đồng thời lãi suất USD tăng, điều này làm cho cầu về USD tăng. Từ đó sẽ dần dần cải thiện được

Chương 1

giá USD trên thị trường này. Nhưng do Lạm phát ở Việt Nam cao sẽ làm cho tỷ giá USD/VND tăng nếu như không có sự can thiệp của chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp này nếu sức ép cầu USD quá lớn và đến lúc nào đó ngân hàng sẽ thả nổi tỷ giá và sẽ gây suy thoái nền kinh tế . Đây là một rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng cả nền kinh tế.

o Trên thị trường trong nước

Lạm phát năm 2004 được Chính phủ thông báo ở mức 9,5%. Tình hình xuất nhập khẩu tương đối ổn định và phát triển có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2004, thị trường ngoại tệ trong nước hoạt động tương đối hiệu quả. Công tác quản lý ngoại hối đã được thực hiện tương đối đồng bộ cùng với các chính sách thu hút vốn đầu tư, chuyển tiền kiều hối tạo thế chủ động cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Chính sách về nới rộng biên độ và kiểm soát trạng thái ngoại tệ làm cho tỷ giá vận hành theo cơ chế thị trường cũng góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp lý của nền kinh tế và từng bước mở rộng quyền tự chủ trong việc sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2004 tuy chưa đạt mục tiêu nhưng vẫn tiếp tục tăng qua các năm góp phần tăng cung ngoại tệ. Do tình hình lạm phát trong nước tăng tương đối cao trong năm 2004 (9,5%), trong khi đó tỷ giá USD/VND tương đối ổn định trong chu kỳ lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng lớn, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, vì lạm phát cao nên ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái và càng để lâu tình trạng này sẽ hàm chứa một cú sốc về tỷ giá. Đây cũng là rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế.

Chương 1

Bảng 9 : Tốc độ tăng giá ngoại tệ và lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam qua

các năm

Năm Tốc độ tăng giá USD

(%)

Chuyển tiền kiều hối về VN (USD) 2000 3,4 1757 2001 3,8 1820 2002 2,1 2154 2003 2,2 2580 2004 0,4 Trên 3000

(Nguồn: Thời báo kinh tế VN năm 2004 – 2005)

Lượng ngoại tệ từ việc chuyển kiều hối tăng qua các năm cũng tạo nguồn thu ngoại tệ lớn và góp pầhn giữ ổn định tỷ giá.

Sự biến động của chỉ số giá, sự lên giá của một số ngoại tệ mạnh đã tác động lớn đến sự lựa chọn cất trữ và đầu tư tiền tệ của người dân, mà biểu hiện tập trung nhất là thay đổi cơ cấu tiền tệ trong nguồn tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004 tổng số dư tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 48,800 tỷ đồng tăng 31,9% so với năm 2003, tăng cao hơn so với mức tăng của tiền gủi nội tệ khoảng 27%. Còn tại Hà Nội, tổng số dư tiền gửi ngoại tệ đạt 61,800 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cuối năm 2003 và tăng cao hơn so với mức 11,2% của lượng tiền gửi nội tệ. Điều đó cho thấy đông đảo người dân đã chủ động lựa chọn hình thức đầu tư và cất trữ tài sản vừa đảm bảo có lợi và an toàn khi lựa chọn gửi ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng huy động được số vốn ngoại tệ quan trọng để đầu tư cho phát triển nền kinh tế.

Chương 1

2.3.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro ngoại hối tồn tại tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

• Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch và đo lường rủi ro quá yếu kém, kỹ năng xử lý dữ liệu bằng điện toán chưa cao, chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ giá trên thị trường. Hiện nay dù có tham gia một số nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như các NHTM Việt Nam vẫn chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán, cho vay ngoại tệ mà quên đi chế độ bảo hiểm tỷ giá nên trong kinh doanh ngoại tệ ngân hàng đóng vai trò chủ yếu là trung gian giao dịch hơn là nhà tạo lập thị trường. Cũng chính vì tư tưởng trên nên nhìn chung các ngân hàng rất yếu về phân tích tỷ giá mà đặc biệt yếu về phân tích kỹ thuật biến đổi cấu trúc dự trữ giữa các loại ngoại tệ. Hầu như rất ít ngân hàng sử dụng phân tích kỹ thuật như một công cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong phân tích tỷ giá. Đó cũng chính là một trong những lý do mà ít ngân hàng ở Việt Nam mạnh về kinh doanh đầu cơ mà chủ yếu các ngân hàng chỉ kinh doanh không công cho khách hàng.

• Các quy định pháp lý về cách xác định trạng thái ngoại hối chưa hoàn thiện gây rủi ro tỷ giá. Mặc dù NHNN đã thay đổi phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ theo Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, việc tính toán trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hình thành do các giao dịch mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà chưa tính đến thu và chi phí trả lãi phát sinh từ các tài sản có và tài sản nợ sinh lời. Các ngân hàng chưa tính đến các khoản thu và chi này cộng dồn sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá trị giữa trạng thái ngoại tệ thực tế và trạng thái ngoại tệ báo cáo mà thực trạng này có thể gây rủi ro lớn cho ngân hàng.

Chương 1

• Cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên thị trường. Mặc dù thời gian qua NHNN đã xoá bỏ sự áp đặt chủ quan trong việc thiết lập tỷ giá, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen dần dần được thu hẹp. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong những năm qua còn nhiều phức tạp. Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng trong thực tế NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua, bán làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc.

2.3.2.4 Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối hiện đang áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

™ Nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn (Future)

Trong sự lựa chọn nào đó ngân hàng có thể chọn giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối của mình bằng cách sử dụng nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn một năm nghĩa là ngân hàng sẽ bán ngoại tệ để nhận lại nội tệ. Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm tín dụng đến hạn. Như vậy, thay vì chờ đến tận thời điểm cuối năm, mới chuyển lượng ngoại tệ thu được thành nội tệ với một mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước, thì ngân hàng có thể tại thời điểm ngày hôm nay bán có kỳ hạn một năm lượng ngoại tệ dự tính sẽ thu được bao gồm cả gốc và lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biết để nhận nội tệ. Việc giao nhận giữa nội tệ và ngoại tệ được thực hiện tại thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng cách bán kỳ hạn số ngoại tệ đã dự tính thu được với một tỷ giá đã xác định ngay ngày hôm nay, ngân hàng đã trách được rủi ro tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và do đó đảm bảo được mức lợi tức dự tính trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ.

Hiện nay, nghiệp vụ kỳ hạn được giao dịch khá phổ biến và thỏa mãn hầu hết các đối tác có nhu cầu bảo hiểm rủi ro mà chủ yếu là các ngân hàng.

Chương 1

™ Hợp đồng tương lai ( Forward)

Các ngân hàng cần phải xác định số lượng hợp đồng mà ngân hàng phải bán là số lượng mà sao cho lợi nhuận thu được từ các hợp đồng tương lai này để bù đắp mọi thua lỗ từ khoản tín dụng bằng ngoại tệ khi giá trị đồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ. Trong nhiều trường hợp, thị trường tương lai không cho phép ngân hàng áp dụng hợp đồng dài hạn một năm để bảo hiểm khoản tín dụng có kỳ hạn một năm. Vì vậy, ngân hàng phải áp dụng phương pháp giao dịch trên thị trường tương lai và tăng sự không chắc chắn về giá trong các hợp đồng tiếp theo. Điều này đã khiến cho các nhà quản trị ngân hàng ưu tiên bảo hiểm rủi ro các tài sản có kỳ hạn dài trên thị trường kỳ hạn hoặc thị trường hoán đổi hơn là thị trường tương lai.

™ Nghiệp vụ quyền chọn (Option)

Giống như hoạt động của nhà nhập khẩu và xuất khẩu, nhà đi vay và cho vay bằng ngoại tệ bảo hiểm rủi ro ngoại hối thông qua hợp đồng quyền chọn tiền tệ, một khả năng tương tự là việc ngân hàng cũng có thể sử dụng các hợp đồng quyền chọn nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại hối. Tuy nhiên, chúng ta phải trả một khoản chi phí nhất định khi tham gia giao dịch này và khoản chi phí này sẽ chênh lệch nhau phụ thuộc vào các yếu tố : sự tồn tại rủi ro cơ bản, tính thanh khoản của thị trường, kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn tương lai.

Giao dịch quyền chọn hiện đã được nhiều ngân hàng thương mại ở Việt Nam triển khai trong hai năm gần đây, nhưng hầu như số lượng giao dịch rất ít do hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu rõ lắm về nghiệp vụ quyền chọn và do tỷ giá VND với USD tương đối ổn định nên họ chưa cần đến công cụ bảo hiểm này. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp Việt Nam không có giám đốc tài

Chương 1

chính giống như các công ty nước ngoài nên không có người quản lý thực hiện hết các rủi ro tài chính trong kinh doanh.

™ Giao dịch hoán đổi tiền tệ (Swap)

Hoán đổi tiền tệ được các ngân hàng sử dụng rất phổ biến để bảo hiểm

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 57)