Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 80)

Các công cụ chủ yếu vẫn còn dựa căn bản vào kĩ năng truyền thống: công cụ điều hành chính sách còn phải dùng như phương tiện can thiệp trực tiếp bằng lệnh hơn là bằng luật hoặc hình thức gián tiếp bởi thiếu thị trường tài chính thứ cấp, hoạt động thanh toán còn mang tính phân tán cục bộ theo từng NHTM hoặc từng Định chế tài chính phi ngân hàng ( nhất là kho bạc Nhà Nước) do thiếu một trung tâm thanh toán quốc gia, hệ thống chỉ tiêu đánh giá chưa đồng bộ với thông lệ quốc tế.

Việc phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống quản lý (MIS) chưa được chú trọng đúng mức và đầu tư đồng bộ. Vì vậy, hàng loạt phương thức quản lý hiện đại chưa được áp dụng hoặc chưa phát huy hiệu quả. Các mạng thông tin quản lý còn mang tín khép kín nội bộ và không tương thích với nhau trên cơ sở mạng hệ thống. Do đó, khả năng giám sát của từng NHTM rất hạn chế.

Tình hình lạm phát tăng làm tăng tình trạng đô la hoá.

Vốn tự có của các NHTM thấp đã hạn chế khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho toàn kinh tế.

3.3.3 Về hiệu quả và chất lượng hoạt động ngân hàng

Các chỉ số đánh giá về nợ quá hạn, về đảm bảo an toàn vốn, về tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh số hoạt động … so với chuẩn quốc tế đều còn ở mức thấp.

Các công tác thanh tra giám sát mặc dù đã được chấn chỉnh nhiều nhưng hoạt động vẫn còn manh mún, bất cập so với sự phát triển nhanh chóng khách quan của công nghệ mới, dịch vụ mới và sự tham gia ngày càng sâu rộng

Chương 1

của các định chế tài chính phi ngân hàng, các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sự hội nhập của hệ thống Ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế.

3.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại

Ở đây, các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung vào bốn rủi ro chính đó là : rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Và trong các giải pháp hạn chế rủi ro của bốn rủi ro chính này có thể chia thành hai nhóm : nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp riêng cho từng loại rủi ro.

3.3.1 Các giải pháp hạn chế rủi ro chung cho các hoạt động của NHTM

™ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hoá công tác xử lý rủi ro.

Về cơ cấu quản lý rủi ro, các ngân hàng thường không có phòng chuyên trách để quản lý rủi ro. Hiện nay nhiệm vụ này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý. Trách nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các quy định kinh doanh của ngân hàng chứ không phải thực hiện công tác quản lý rủi ro. Và hiện nay hầu như các NHTM còn thiếu cơ chế giám sát rủi ro, vì vậy các ngân hàng cần phải xây dựng bộ phận quản lý rủi ro chuyên giám sát và xử lý rủi ro.

™ Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển mạnh công nghệ thông tin, đồng thời kiểm soát được hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng

Đổi mới công nghệ không chỉ mang lại hiệu quả trong hoạt động ngân hàng như : cập nhật thông tin thị trường nhanh chóng, tiếp cận gần hơn với thị trường tài chính quốc tế mà đặc biệt là thị trường tài chính, phát triển nghiệp vụ

Chương 1

kinh koanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế, … mà còn mang lại nhiều sự lựa chọn dịch vụ ngân hàng và bảo đảm an toàn tài sản và nhiều dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng.

Đưa vào ngân hàng mô hình phần mềm hiện đại phục vụ việc phân tích mức độ rủi ro của khách hàng, định giá khoản vay, định giá tài sản thế chấp và quản trị danh mục cho vay.

™ Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong các NHTM

Trong môi trường dịch vụ ngân hàng đa năng hiện nay, yếu tố con người luôn chiếm vị trí cao nhất.

Chất lượng nguồn nhân lực ở hầu hết các ngân hàng thương mại còn nhiều yếu kém so với đòi hỏi của thời kỳ mới mà nhất là các NHTM quốc doanh. Lãnh đạo quản trị ngân hàng theo cảm tín, không chuyên nghiệp : Cán bộ tín dụng thì thiếu khả năng, kỹ năng dự báo kinh tế, thị trường, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp; Còn đối với cán bộ kinh doanh ngoại tệ chưa có khả năng phân tích và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá của các loại đồng tiền trong giao dịch mua bán ngoại tệ để trên cơ sở đó để có quyết định đúng đắn về các hợp đồng mua, bán ngoại tệ.

Bên cạnh đó, do tác động của quá trình cạnh tranh, rất nhiều cán bộ giỏi của NHTM QD đã được các ngân hàng cổ phần và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài chiêu mộ.

Vì vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM QD cần phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ trong ngân hàng. Do đó để quản trị rủi ro hiệu quả, các ngân hàng thương mại cần trang bị cho mình, thông

Chương 1

qua quá trình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hoá và có kinh nghiệm về quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, để đội ngũ cán bộ an tâm làm việc, các ngân hàng phải có chính sách lương bổng, khen thưởng cho những cán bộ có thành tích tốt trong quá trình làm việc đóng góp cho ngân hàng nhằm khuyến khích tăng năng suất làm việc của mọi nhân viên trong ngân hàng.

3.3.2 Các giải pháp hạn chế riêng cho từng loại rủi ro trong các hoạt động của NHTM

Các giải pháp riêng này chủ yếu tập trung vào bốn loại rủi ro chính như đã đề cập ở trên.

3.3.2.1 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Thực tế hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy chất lượng tín dụng chưa tốt, hiệu quả tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao và khả năng xảy ra rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn. Để hạn chế bớt rủi ro tiềm ẩn này, các ngân hàng thường mại cần thực hiện các giải pháp sau:

™ Các ngân hàng thương mại phải kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro.

Nghiên cứu, đưa vào áp dụng các mô hình quản trị rủi ro phù hợp với các quy định hiện hành, đặc điểm hoạt động của từng ngân hàng thương mại và thông lệ quốc tế.

¾ Mô hình chất lượng : dựa trên yếu tố 6C :

Tư cách người vay (Character ): cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về

Chương 1

lãi suất đi vay và trả nợ đối với khách hàng củ, còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như trung tâm phòng ngừa rủi ro.

Năng lực của người vay ( Capacity ): tùy thuộc vào quyết định của luật pháp của quốc gia. Đối với cá nhân, dưới 18 tuổi người đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng, đối với doanh nghiệp phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành.

Thu nhập của người vay (Cash ): trước hết phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hay tiền từ phát hành chứng khoán… Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính như :

* Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

Hệ số lưu động = tài sản nợ lưu động / nợ ngắn hạn

(hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ đúng hạn)

Hệ số thanh khoản = tài sản lưu động – hàng tồn kho /nợ ngắn hạn

( các doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này càng cao, còn doanh nghiệp có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1)

* Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ

Hệ số nợ = tổng tài sản – vốn chủ sở hữu / tổng tài sản

(hệ số này có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nữa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu)

Hệ số khả năng trả lãi = lợi tức trước thuế và lãi / chi phí trả lãi

Chương 1

* Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Hệ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho Hệ số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu / các khoản phải thu Hệ số vòng quay tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản

* Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời

Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = tổng lợi tức sau thuế / doanh thu thuần Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế / tổng tài sản

Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế / vốn chủ sở hữu thuần

Tùy theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau: cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số nợ, còn cho vay dài hạn thì quan tâm đến chỉ số sinh lời khả năng trả nợ.

Bảo đảm tiền vay ( Collateral ): đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể trả nợ vay cho ngân hàng.

Các điều kiện (Conditions): ngân hàng qui định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ như cho vay xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương qui định theo từng thời kỳ.

Kiểm soát( Control): tập trung vào những vấn đề như các thay đổi tuỳ pháp luật và qui chế có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng không?

¾ Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:

Rủi ro tín dụng hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công ty thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Những đánh giá này được chuẩn bị bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

Chương 1

Xếp hạng Tình trạng

Moody's Aaa Chất lượng cao nhất

Aa Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

Baa Chất lượng vừa

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ

B Đầu cơ

Caa Chất lượng kém

Ca Đầu cơ rủi ro cao

C Chất lượng kém nhất

Standard & Poor's AAA Chất lượng cao nhất

AA Chất lượng cao

A Chất lượng vừa cao hơn

BBB Chất lượng vừa

BB Chất lượng vừa thấp hơn

B Đầu cơ

CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao

C Trái phiếu có lợi nhuận

DDD-D Không hoàn được vốn

Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa ( Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên

Chương 1

đầu tư, còn các loại chứng khoán bên dưới được xép hạng rác rưởi. Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp nhưng có lợi nhuận đôi lúc khách hàng chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán này.

¾ Mô hình điểm số Z ( Z-credit scoring model)

Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào : trị số của các chỉ số tài chính của người vay và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác xuất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trạ hạch toán của tổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Kết quả nếu trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

Chương 1

Trong mô hình này, các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng bao gồm : hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

™ Đẩy mạnh công tác kiểm tra , kiểm soát tín dụng trong toàn hệ thống từ khâu thẩm định tín dụng trước khi quyết định cho vay đến khi khách hàng đã hoàn tất khoản vay. Vì có như thế mới đánh giá được tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án, dự án; đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng … . Từ đó sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng mình.

™ Các ngân hàng phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tuỳ thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của ngân hàng mình. Từ đó xác định chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, qui trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng mình. Theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả. Đưa ra chính sách cho vay đối với các ngân hàng có quan hệ thân tín, qui trình cấp tín dụng thận trọng.

Chẳng hạn hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang chiếm thị trường về các giao dịch tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng tiêu dùng cá nhân. Còn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu cho vay với các công ty lớn có 100% vốn nước ngoài.

Nhưng nếu trong tương lai, những giới hạn về mặt pháp lý, về vốn, về dịch vụ ngân hàng đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không còn nữa, điều này sẽ tạo áp lực cho các NHTMVN. Vì vậy cần phải xác định chiến lược mục tiêu phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường ngày nay.

™ Tổ chức lại mô hình tổ chức và qui trình cấp tín dụng, quản trị rủi ro đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng bán hàng, phân tích và quản trị

Chương 1

tín dụng. Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay, của tài sản thế chấp,…

Để giảm rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất, cần thiết có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng ngân hàng hiện đang thực hiện đó là : chức năng bán hàng ( tiếp xúc khách hàng, đàm phán, tiếp thị …), chức năng quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo định kỳ…

Một phần của tài liệu 449 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)