2.3.3.1 Phân tích và đánh giá rủi ro thanh khoản tại các NHTM
Rủi ro thanh khoản hiện là rủi ro nguy hiểm nhất của ngân hàng, có liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Vì thế cần phải xác định các nhóm thanh khoản để có nguồn dự trữ thích hợp.
Trong thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy rất hiếm khi nguồn cung cấp thanh khoản và nhu cầu thanh khoản của ngân hàng được cân bằng. Ngân hàng phải thường xuyên đối phó với tình trạng thâm hụt thanh khoản hoặc thặng dư thanh khoản. Khi cầu về thanh khoản
Chương 1
của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng bị thâm hụt thanh khoản, buộc phải đối phó nhanh chóng nhằm tránh tình trạng mất khả năng thanh toán. Ngược lại nếu cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản, tình trạng thặng dư thanh khoản xuất hiện và ngân hàng cũng phải xem xét đầu tư các khoản thặng dư thanh khoản này như thế nào để có được hiệu quả cao nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu thanh khoản trong tương lai.
Như vậy đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động ngân hàng. Để duy trì và đảm bảo được khả năng thanh khoản hợp lý mỗi ngân hàng cần phải ước tính được nhu cầu về thanh khoản, từ đó lựa chọn và xác định nguồn dự trữ thích hợp.
Và khi xác định nhu cầu thanh khoản cần lưu ý : cầu thanh khoản của ngân hàng gồm nhu cầu vay vốn và nhu cầu thanh toán các khoản nợ của ngân hàng.
Để tính được nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng, cần phân chia tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút khỏi ngân hàng, từ đó để xác định nhu cầu thanh khoản phù hợp cho mỗi nhóm.
Đối với những khoản vốn nhạy cảm với lãi suất hoặc vốn dự tính sẽ được rút ra khỏi ngân hàng trong kỳ, nhu cầu thanh khoản là cao nhất, tuỳ theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ mà ngân hàng có thể đặt tỷ lệ dự trữ thanh khoản khác nhau, chẳng hạn có thể đặt tới 90%. Những khoản vốn kém ổn định có thể bị rút một lần ra khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch, nhu cầu thanh khoản được xác định tối đa bằng tỷ lệ vốn được rút ra trong kỳ. Những khoản vốn có tính ổn định cao ít có khả năng rút ra khỏi ngân hàng trong kỳ, nhu cầu thanh khoản ở mức thấp nhất, ngân hàng có thể chỉ cần duy trì dự trữ thanh khoản đối với nhóm này khoảng tối đa 15%.
Chương 1
Nhu cầu thanh khoản trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng được ước tính dựa trên cơ sở số liệu lịch sử của hoạt động cho vay, kết hợp với việc xem xét các yếu tố tác động làm thay đổi nhu cầu thanh khoản thường xuyên như : các cam kết tín dụng, yếu tố thời vụ, chu kỳ kinh doanh, sở thích của các nhà đầu tư.
Ngoài ra, nhu cầu thanh khoản của ngân hàng có thể được thoả mãn bằng các nguồn cung cấp thanh khoản khác nhau như: tiền mặt tồn quỹ, rút tiền gửi từ các tài khoản tại các ngân hàng khác, bán các chứng từ có giá, thu nợ vay của khách hàng, huy động vốn vay trên thị trường tiền tệ. Để đảm bảo được khả năng thanh toán cho kỳ kế hoạch, mỗi ngân hàng không thể sử dụng mọi nguồn thanh khoản như nhau, cũng như không thể không duy trì một khoản tiền mặt tồn quỹ thích hợp. Nhà quản lý ngân hàng cần phải dựa vào tình hình dự trữ thanh khoản kỳ trước để điều chỉnh và xác định các chỉ số thanh khoản cho kỳ kế hoạch theo các yếu tố tác động tới dự trữ thanh khoản trong kỳ. Chẳng hạn như nguồn dự trữ bằng vốn vay từ Ngân hàng trung ương không thể tăng nếu như Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Nếu lãi suất tăng, sẽ làm tăng chi phí vốn thanh khoản, lúc này để hạn chế tổn thất cần phải giảm tỷ lệ dự trữ thanh khoản bằng nguồn vốn đi vay trên thị trường tiền tệ. Mặt khác, nếu lãi suất tăng thì giá trị thị trường của tài sản sẽ giảm nếu ngân hàng bán tài sản để bù đắp thâm hụt thanh khoản thì rủi ro tổn thất của ngân hàng sẽ tăng. Ngược lại, nếu lãi suất giảm ngân hàng cũng không nên hy vọng quá nhiều vào nguồn tiền gửi bổ sung của khách hàng để bù đắp thâm hụt thanh khoản.
2.3.3.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản hiện nay
Có thể nói rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản ( bảng 7). Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân. Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín
Chương 1
dụng thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở ngân hàng và đồng thời uy tín của các ngân hàng khác cũng giảm đi và làm cho việc rút tiền cũng xảy ra ở các ngân hàng khác.
Kinh nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng Châu Á ( năm 1997) và cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu. Nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này là do các ngân hàng thương mại đã huy động vốn ngắn hạn nhiều nhưng đầu tư vào các mục tiêu dài hạn mà cụ thể là đầu tư vào bất động sản. Nên khi thị trường bất động sản quá nóng làm cho thị trường này bị đóng băng, trong khi đó các khoản huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng đến ngày đáo hạn, điều này đã làm cho nhiều ngân hàng ở Châu Á mất khả năng thanh khoản và gây nên cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997. Nhưng do vào thời kỳ này thị trường tài chính của Việt Nam còn sơ khai nên không bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc khủng hoảng.
Một nguyên nhân khác nữa cũng gây nên rủi ro thanh khoản của ngân hàng là do trên thị trường xuất hiện những thông tin gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín ngân hàng ( ví dụ sự kiện rút tiền hàng loạt ở ngân hàng ACB. Nhưng nhờ có sự hổ trợ kịp thời của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại khác cung ứng kịp thời lượng tiền mặt cho nhu cầu rút tiền của khách hàng, nên ACB mới thoát khỏi rủi ro thanh khoản lúc đó.
2.3.3.3 Biện pháp hạn chế rủi ro thanh khoản hiện đang áp dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Vào ngày 1/9/1999 Chính phủ ban hành nghị định số 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi, nhằm mục đích triển khai một cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng và đảm bảo sự phát triển an toàn của ngành ngân hàng ở Việt Nam. Bảo đảm tiền gửi tạo lập và duy trì niềm tin của công chúng trong hệ thống ngân hàng, đã tạo
Chương 1
ra một công cụ đầu tư có rủi ro thấp, thích hợp với những nhà đầu tư không mạo hiểm. Nhờ vào công cụ này mà hệ thống ngân hàng thu hút được nguồn vốn tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư để thực hiện được chức năng trung gian tài chính một cách tích cực.
Thông báo các quy định an toàn và cơ chế giám sát hoạt động ngành ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi đã góp phần nâng cao khả năng quản trị rủi ro, khả năng điều hành ngành ngân hàng nói riêng và ngành tài chính nói chung. Với nuồn lực là quỹ bảo hiểm tiền gửi đủ khả năng can thiệp kịp thời khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã giúp ngăn chặn và cô lập hiệu ứng rút tiền hàng loạt và sụp đổ của hệ thống ngân hàng khi một vài tổ chức ngân hàng gặp rắc rối.
Ở Việt Nam, vốn nhàn rổi của quỹ bảo hiểm tiền gửi được đầu tư vào các chứng khoán Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước có rủi ro thấp, tính thanh khoản cao thể hiện mức độ cẩn trọng của nghiệp vụ đầu tư và quỹ bảo hiểm tiền gửi thực sự phục vụ cho lợi ích của người gửi tiền.
Việc tạo lập bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam thể hiện quyết tâm của Chính phủ sử dụng công cụ phi thị trường trong việc thiết lập môi trường an toàn cho các hoạt động ngân hàng và bình ổn thị trường. Quan điểm thực hiện tiền gửi bắt buộc có tác dụng tốt trong việc nâng cao tính an toàn của công cụ đầu tư vào tiền gửi của ngân hàng có lợi ích thiết thực cho người gửi tiền và cho cả hệ thống ngân hàng. Đối tượng chi phối của bảo hiểm tiền gửi không phân biệt tổ chức tín dụng trong hay ngoài nước hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Điều này thể hiện quyết tâm của nhà nước trong việc đưa ngành ngân hàng Việt Nam hội nhập vào các chuẩn mực quốc tế.
Chương 1
2.3.4.1 Phân tích và đánh giá rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM doanh của NHTM
Trong thời gian gần đây, nhìn chung lãi suất ngoại tệ trong nước theo sát diễn biến lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế giới. Và từ tháng 6/2004 đến nay, cục dự trữ Liên bang Mỹ đã nhiều lần tăng lãi suất (Bảng 4), tình hình này làm cho các ngân hàng thương mại trong nước cũng nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD và lãi suất cho vay bằng ngoại tệ cũng được điều chỉnh tăng theo nhưng tăng chậm hơn lãi suất huy động vốn USD. Do sự thay đổi lãi suất liên tục trong thời gian ngắn, cho nên nếu ngân hàng cho vay hay đầu tư vào trái phiếu dài hạn bằng USD sẽ không có lợi cho ngân hàng và lúc này rủi ro lãi suất sẽ suất hiện.
Tuy nhiên, cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường tương đối ổn định và ít có biến động, đồng thời các NHTM cũng chấp hành quy định của NHNN về giới hạn tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung – dài hạn, một mặt hạn chế được rủi ro thanh khoản, mặt khác duy trì tương đối sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Mặc dù những biện pháp này giúp các NHTM hạn chế được rủi ro lãi suất, nhưng hiện tại công tác quản lý rủi ro lãi suất vẫn còn những mặt hạn chế sau:
- Bộ máy lãnh đạo các ngân hàng chưa có sự quan tâm toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất, cụ thể trong thời gian qua tuy lãi suất thị trường ở Việt Nam có nhiều biến động nhưng thực tế mức độ dao động không lớn nên hầu như mức thiệt hại đối với ngân hàng rất nhỏ. Nếu NHTM Việt Nam không có những chuẩn bị cho tương lai mà đặc biệt là trong xu hướng hội nhập kinh tế – tài chính quốc tế hiện nay, thì không thể chống đỡ nỗi trước biến động lớn của thị trường.
Chương 1
Thực tế này đã từng xảy ra tại Mỹ vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khi lãi suất thị trường tăng cao ở mức kỷ lục thì nhiều ngân hàng Mỹ đã phải gánh chịu các thiệt hại nặng do các ngân hàng này đã sử dụng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm để cho vay bất động sản với lãi suất cố định.
- Các NHTM Việt Nam chưa có đủ điều kiện cần thiết để đo lường và đánh giá rủi ro lãi suất và dự đoán được chiều hướng thay đổi lãi suất...
- Các NHTM chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ.
2.3.4.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là một trong những loại rủi ro đặc thù của ngân hàng thương mại. Rủi ro này xuất hiện khi lãi suất thị trường thay đổi, mà đặc biệt là thay đổi theo chiều hướng tăng là nguyên nhân chính gây ra rủi ro lãi suất vì những nguồn thu chính từ danh mục cho vay và đầu tư cũng như chi trả lãi tiền gửi và các nguồn vay của ngân hàng điều bị tác động.
Những thay đổi của lãi suất thị trường có thể tác động tiêu cực tới lợi nhuận ngân hàng làm cho tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, sự biến động của lãi suất tác động toàn bộ đến bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng.
Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất, còn có những nguyên nhân làm hạn chế công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTMViệt Nam như:
- Hiện nay, chưa có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất trên thị trường quốc tế tại Việt Nam. Vì trong điều kiện lãi suất thị trường biến động, cơ quan này sẽ giúp cho ngân hàng dự tính được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai, qua đó giúp ngân hàng lựa chọn những phương pháp phòng ngừa hiệu quả những rủi ro này.
Chương 1
- Thị trường tài chính – tiền tệ chưa phát triển, thể hiện ở chỗ các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về lượng giao dịch.
- Kiến thức hiểu biết về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất còn quá thấp ở các NHTM.
2.3.4.3 Biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất hiện nay.
Từ ngày 1/11/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép mở rộng các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được thực hiện hoán đổi lãi suất. Việc làm này nhằm giúp các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của lãi suất thị trường. Các trường hợp được thực hiện hoán đổi lãi suất VND hoặc ngoại tệ thứ nhất là giữa ngân hàng với doang nghiệp vay vốn tại ngân hàng đó; thứ hai là giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, vay vốn nước ngoài; thứ ba là giữa các ngân hàng với nhau và thứ tư là giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất là thỏa thuận theo đó mỗi bên thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định trên cùng một khoản nợ gốc trong cùng một khoản thời gian. Đối với khách hàng huy động vốn trên thị trường bằng hình thức phát hành trái phiếu trung và dài hạn từ 5 đến 10 năm với mức lãi suất cố định, muốn chuyển đổi thành lãi suất thả nổi để giảm chi phí và cân đối bảng tổng kết tài sản, hoặc khi có dự đoán lãi suất xuống, việc bán hợp đồng hoán đổi lãi suất có thể đáp ứng được yêu cầu này. Đối với những khách hàng có nhu cầu đảm bảo có nguồn vốn ổn định và dài hạn cho hoạt động, có thể hoán đổi các giao dịch vốn ngắn hạn với ngân hàng thành một nguồn vốn ổn định và dài hạn với lãi suất cố định.
Chương 1
¾ Để thực hiện hoán đổi lãi suất, các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ phải có đủ các điều kiện sau:
- Có vốn tự có từ 200 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên.
- Đã có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương, trường hợp tổng lãi ròng là âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó.
- Đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất bằng