Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNT Đồng Nai.

Một phần của tài liệu 430 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Đồng Nai (Trang 37 - 40)

8: “Dư nợ chovay các thành phần kinh tế tại NHNT Đồng Nai từ 2001 2004”) Cụ thể như:

2.2.3 Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNT Đồng Nai.

2.2.3.1 Nợ quá hạn

Tình hình nợ quá hạn hiện nay tại ngân hàng tập trung chủ yếu vào nợ cho vay trung dài hạn. (xem phụ lục số 12 “Tình hình nợ quá hạn tại NHNT Đồng

Nai từ 2001-2004”).

Nợ quá hạn ngắn hạn từ năm 2001-2003 đều giảm về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Trong khi đĩ nợ quá hạn trung dài hạn lại tăng, do tăng nợ quá hạn cĩ thời hạn đến 1 năm. Nợ quá hạn này tập trung ở các khách hàng là tư nhân cá thể, các khách hàng là doanh nghiệp hầu như khơng cĩ. Nhìn tổng thể dư nợ quá hạn thì trong giai đọan này đều giảm, cụ thể: năm 2002 nợ quá hạn giảm 497 triệu đồng (giảm 34%), năm 2003 nợ quá hạn giảm 505 triệu đồng (giảm 52%). Cĩ thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của NHNT Đồng Nai khơng lớn, nợ quá hạn chủ yếu là do các năm trước đây để lại, đặc biệt là các năm 2001 và một phần của năm 2002. Đến 2003 thì dư nợ quá hạn là 468 triệu đồng chủ yếu là các khách hàng tư nhân. Đến 30/6/2004 thì dư nợ quá hạn của ngân hàng đạt lên trên 5 tỷ đồng, nhưng thực ra số dư nợ phát sinh trong năm 2004 chỉ là dư nợ ảo. Nguyên nhân phát sinh đột biến này là do NHNN vừa ban hành qui chế cho vay số 1627/NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001- trong đĩ cĩ qui định một khách hàng cĩ bất kỳ khoản lãi hoặc nợ gốc đến hạn nào mà khơng trả được thì tồn bộ dư nợ gốc và lãi của khách hàng đĩ sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Điều này đã gây khĩ khăn cho hầu hết các TCTD tại Việt Nam trong việc xử lý số nợ quá hạn phát sinh ảo này. Gần đây, NHNN đã điều chỉnh cho phép các TCTD được tự động gia hạn kỷ thuật 10 ngày đối với các khoản vay đến hạn để khách hàng chủ động hơn trong việc cân đối dịng tiền trả nợ cho đúng hạn tại các TCTD.

Riêng về nợ khoanh phát sinh 57 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào các cơng ty kinh doanh xuất khẩu cà phê, việc cho vay theo sự chỉ đạo của chính phủ thu mua tạm trữ cà phê vào niên vụ năm 2001, nhưng do tình hình cà phê trên thế giới biến động bất lợi, nên được khoanh trong vịng 3 năm từ nguồn vốn của Chính Phủ. Đến thời điểm tháng 8/2004 khoản nợ này đã được xử lý hồn tồn.

(Xem phụ lục số 13 “Nợ quá hạn ở các thành phần kinh tế tại NHNT Đồng Nai”).

Nhìn chung, những khỏan nợ phát sinh tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp nhà nước và các khách hàng tư nhân. Các doanh nghiệp Đầu tư Nước Ngịai và Cơng Ty Cổ Phần, TNHH hầu như chưa phát sinh nợ quá hạn, số liệu quá hạn năm 2004 chỉ là số quá hạn hạn ảo theo qui chế 1627/NHNN như đã nêu trên.

2.2.3.2 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quá hạn trong thời gian qua tại NHNT Đồng Nai.

- Nợ quá hạn tập trung chủ yếu là DNNN hoạt động kém hiệu quả, năng lực quản lý điều hành khơng theo kịp với tình hình diễn tiến của kinh tế thị trường, trải qua giai đoạn họat động đã bị phá sản.

- Khách hàng là các doanh nghiệp cĩ sự nâng đỡ từ các cơ quan ban ngành tại địa phương, việc cho vay của chi nhánh theo chủ trương của địa phương. Sau khi vay, khách hàng khơng sử dụng vốn vay đúng mục đích, dẫn đến mất vốn khơng trả được nợ.

- Một số doanh nghiệp cịn thiếu kinh nghiệm trên thương trường, khơng cĩ chính sách dự báo về tình hình giá cả thị hiếu tiêu dùng nên kinh doanh thua lỗ khơng trả được nợ.

- Cán bộ tín dụng khơng theo sát tình hình diễn biến của doanh nghiệp, nên khơng tư vấn cũng như khơng cĩ kinh nghiệm xử lý nợ đến hạn, dẫn đến nợ quá hạn.

- Cĩ nhiều khách hàng khơng chủ động trong việc thanh tốn nợ đến hạn, xin ngân hàng gia hạn để thực hiện tiếp thương vụ sau để tránh phiền phức, đến kỳ sau lại cố tình trì hỗn và dẫn đến quá hạn.

- Thiếu sự thơng tin từ phía khách hàng để biết tình trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng, dẫn đên khách hàng bị thua lỗ nhưng ngân hàng khơng hay biết.

- Những khách hàng bị quá hạn thường cĩ phương án sản xuất kinh doanh khơng sát với thực tế. Họ cố tơ vẽ một bức tranh kinh doanh hồn hảo với hy vọng vay nhiều vốn và sử dụng vốn sai mục đích. Điều này phần nào do cán bộ tín dụng thẩm tra khơng kỷ hồ sơ vay vốn.

- Chưa cĩ sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành địa phương quản lý nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, hỗ trợ xử lý tài sản nên các cán bộ tín dụng gặp khĩ khăn khi đi địi nợ.

Đĩ là những nguyên nhân thường gặp đối với các khách hàng cĩ nợ quá hạn tại NHNT trong những năm qua. Trên cơ sở các nguyên nhân này, NHNT đã xây dựng và tìm phương hướng khắc phục cũng như hạn chế tối đa khả năng xảy ra đĩ.

2.2.3.3 Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNT Đồng Nai.

Ơû các nước trên thế giới, hầu như tất cả các ngân hàng hiện đại đều ít nhiều xây dựng các biện pháp quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, lĩnh vực mang lại nhiều rủi ro nhất, các ngân hàng đều xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng và dĩ nhiên trong các chiến lược

đĩ thì các ngân hàng đều tính đến phương án chấp nhận mức độ rủi ro nhất định trong hoạt động cho vay.

Khi xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, NHNT Đồng Nai cũng đã chấp nhận mức độ rủi ro cĩ thể xảy ra trong quá trình họat động cho vay của mình. Tuy nhiên, điều mà Ban Lãnh Đạo Ngân Hàng mong muốn và đề ra mục đích là làm sao hạn chế được rủi ro và cĩ chính sách hợp lý để đo lường rủi ro tiềm ẩn đĩ. Chiến lược quản trị rủi ro đĩ, được tại NHNT Đồng Nai thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu 430 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Đồng Nai (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)