Cũng nh− hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong thời gian qua, quá trình đô thị hoá của Việt Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ.
Thập kỷ 60 và 70 là thời kỳ hình thành và phát triển khá mạnh mẽ các đô thị mới và khu đô thị mớị ở miền Bắc thực hiện đ−ờng lối Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, Nhà n−ớc đã chủ tr−ơng phát triển công nghiệp nặng, do đó tại các thành phố lớn trên cơ sở các khu công nghiệp đã hình thành thêm nhiều khu đô thị mới nh− ở Hà Nội là các khu nhà ở Kim Liên (xây dựng năm 1954), Trung Tự, Thành Công, Giảng Võ, Thanh Xuân…; tại Hải Phòng là khu Vạn Mỹ; tại Thành phố Vinh là khu Quang Trung (xây dựng năm 1960) và tại ngoại thành Hà Nội là khu đô thị mới Xuân Hoà, Xuân Mai, Vĩnh Yên.v.v.
Cũng trong thời gian này, nhiều Thành phố mới đ−ợc xây dựng nh− Thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Uông Bí, Bỉm Sơn, Hoà Bình,Chí Linh – Phả Lại…
ở miền Nam, d−ới chế độ Mỹ – Nguỵ phần lớn các khu công nghiệp
đều tập trung ở các khu đô thị lớn nh−: Sài Gòn, Biên Hoà, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang, Huế… Cùng với nguyên nhân tăng tr−ởng nhanh dân số ở các đô thị này đã tạo tiền đề hình thành các khu đô thị mới, điển hình hơn cả là khu c− xá Thanh Đa, Sài Gòn.
Sau khi miền Nam đ−ợc giải phóng, thời kỳ 1976 –1985 là thời kỳ trì trệ của đô thị hoá Việt Nam. Với số dân thành thị cả n−ớc là 11,36 triệu ng−ời, chiếm gần 19% dân số cả n−ớc. Tại các đô thị sự phát triển còn nặng nề về
cục bộ do thiếu các nguồn vốn và thiếu động lực phát triển. Từ năm 1986, sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI d−ới sự tác động của nền kinh tế thị tr−ờng và chính sách mở cửa, các chính sách mới về nhà đất và sự quan tâm của Nhà n−ớc đối với công tác đầu t− và xây dựng cơ sở hạ tầng, nên đô thị n−ớc ta phát triển nhanh chóng cả về số l−ợng và chất l−ợng. Dân số đô thị từ 11,8 triệu ng−ời năm 1986 đã tăng lên 14,6 triệu ng−ời vào năm 1995, giữ vững tỷ lệ đô thị hoá 20%. Từ năm 1995 đến nay dân số thành thị liên tục đ−ợc tăng lên. Nếu nh− năm 1995 tỷ lệ tăng dân số của khu vực thành thị là 3,08% thì năm 1998 con số này là 4,58% và năm 2000 là 7,55%, số dân thành thị năm 1998 là 16,4 triệu ng−ời, chiếm 21,3% dân số cả n−ớc, năm 2000 là 18,8 triệu ng−ời, chiếm 23,52%. Theo định h−ớng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 của Thủ t−ớng Chính phủ, dân số thành thị của n−ớc ta năm 2010 sẽ là 30,4 triệu ng−ời, chiếm 33% dân số cả n−ớc và t−ơng ứng đến năm 2020 sẽ là 46 triệu ng−ời, chiếm 45%. (chi tiết xem bảng1)
Bảng 1: Tình hình dân số ở thành thị và toàn quốc
Thành thị Toàn quốc
Năm Dân số
(1000.ng−ời) Tỷ lệ tăng (%) Cơ cấu (%) (1000.ng−ời) Dân số Tỷ lệ tăng (%)
1992 13,285.0 19.43 68,360.0 1993 13,663.0 2.85 19.52 69,980.8 2.37 1994 14,139.3 3.49 19.78 71,464.8 2.12 1995 14,575.4 3.08 19.99 72,917.7 2.03 1996 15,085.5 3.50 20.30 74,314.4 1.92 1997 15,725.5 4.24 20.78 75,664.9 1.82 1998 16,445.2 4.58 21.34 77,046.4 1.83 1999 17,481.5 6.30 22.27 78,475.1 1.85 2000 18,801.2 7.55 23.52 79,913.6 1.83 Dự báo 2010 30,400.0 33.00 92,500.0 Dự báo 2020 46,000.0 45.00 102,000.0
Nguồn: Niên giám thống kê
Nh− vậy, dân số ở các đô thị không ngừng tăng trong thời gian qua và trong t−ơng lai chắc chắn sẽ tăng với rốc độ ngày càng caọ Điều này đòi hỏi phải có chính sách phát riển đô thị cho phù hợp với tốc độ gia tăng dân số.
Thực tế trong 5 năm qua khối l−ợng xây dựng nhà ở tại các đô thị, nhất là đô thị lớn đã tăng lên v−ợt bậc. Tại thành phố Hà Nội, mỗi năm cấp giấy phép xây dựng đ−ợc 1,0 – 1,2 triệu m2 nhà, nhiều khu đô thị mới, phố mới đã đ−ợc xây dựng hoặc trong quá trình chuẩn bị đầu t−. Tuy nhiên nét đặc tr−ng nhất của tình hình phát triển đô thị của n−ớc ta trong thời gian qua chủ yếu vẫn là xây dựng tự phát cục bộ. Một số khu xây dựng mới tập trung đã hình thành nh−ng vẫn theo hình thức chia lô, giao đất lẻ cho hộ gia đình, cá nhân hoặc cơ quan tự xây dựng nhà ở. Tình trạng xây dựng xen cấy trong các khu phố cũ, phố cổ hiện có vốn đã quá tải về hạ tầng vẫn phổ biến. Chính vì vậy, yêu cầu phát triển các khu đô thị mới đã đ−ợc Hội nghị đô thị toàn quốc lần thứ II họp tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 25 – 27/7/1995 khẳng định là rất cần thiết và thực tế đã trở thành một chủ tr−ơng của Chính phủ nhằm sử dụng giá trị to lớn của quỹ tạo vốn, cho phép thu hút tối đa các nguồn lực vào mục đích cải tạo và phát triển đô thị phù hợp với quy luật phát triển đô thị trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất n−ớc.
Nắm bắt đ−ợc chủ tr−ơng đó, trong thời gian qua Tổng công ty Đầu t− phát triển nhà và đô thị – Bộ Xây Dựng đã có định h−ớng phát triển đúng đắn. Đó là đầu t− phát triển kinh doanh nhà và hạ tầng đô thị theo dự án đồng bộ, đặc biệt quan tâm phát triển nhà ở mà trọng tâm là nhà ở bán cho cán bộ, công nhân viên nhà n−ớc, cho ng−ơi lao động có thu nhập trung bình và thấp. Do đầu t− đúng h−ớng, Tổng công ty đã nhanh chóng đạt đ−ợc những thành qủa to lớn và có uy tín lớn trong lĩnh vực phát triển nhà và đô thị. Nhờ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có uy tín lớn nên Tổng công ty đã là một trong những đơn vị đ−ợc UBND Thành phố Hà Nội giao làm chủ đầu t− các dự án phát triển khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố. Trong những năm gần đây Tổng công ty đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án lớn có hiệu quả nh−: dự án khu nhà ở Giáp Bát, dự án khu nhà ở 20 Tr−ơng Định, dự án khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm, dự án khu đô thị mới Định Công…với tổng quy mô 227,5ha, tổng vốn đầu t− riêng phần hạ tầng 670 tỷ đồng và tổng diện tích sàn nhà ở và dịch vụ 90 vạn m2.