Lĩnh vực đầu tƣ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 57 - 59)

II. Xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào BĐS Việt Nam 1.Lƣợng vốn và tỷ trọng FDI vào BĐS Việt Nam

3.Lĩnh vực đầu tƣ

Theo nhóm nghiên cứu, đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực BĐS sẽ có những xu hướng sau:

Thứ nhất, xây dựng khách sạn và khu nghỉ dưỡng sẽ là lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong thời gian tới. Sở dĩ như vậy vì hiện tại, tiềm năng du lịch

là rất lớn. Đặc biệt việc đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn cả. Điểm đến nghỉ dưỡng không chỉ riêng Mũi Né, Phan Thiết và Bãi biển Non nước

USD/m

http://svnckh.com.vn 58 nữa mà còn có Vũng Tàu, Vịnh Hạ Long. Các địa điểm du lich tại Việt Nam bây giờ đã đa dạng hơn rất nhiều, không chỉ có Nha Trang, Vịnh Hạ Long, Huế mà còn có cả Côn Đảo, Phú Quốc…

Hơn nữa theo dự kiến từ năm 2007 đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón được thêm 2 triệu khách quốc tế. Điều này chứng tỏ tiềm lực trong tương lai của thị trường này là rất lớn bởi vì tính đến ngày 6/12/2007, đã có 4 triệu du khách quốc tế đến Việt Nam. Trong số các khách du lịch đến Việt Nam thời gian tới, số lượng khách có khả năng chi trả cao sẽ tăng lên nhanh chóng, do đó nhu cầu về các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp trong thời gian tới sẽ tăng mạnh hơn cả. Tuy vậy, tại Việt Nam, số lượng các khu nghỉ dưỡng và các khách sạn cao cấp vẫn còn giới hạn, lượng cung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này. Hơn nữa, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại vẫn chưa có đủ tiềm lực về vốn và công nghệ để có thể đảm nhận các dự án khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Do đó, việc các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy được tiềm năng của mảng thị trường và việc Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho các dự án loại này là hoàn toàn dễ hiểu.

Thứ hai, thị trường nhà ở, cao ốc văn phòng sẽ vẫn tiếp tục trên đà phát triển.

Đối với thị trường nhà ở, nhu cầu về căn hộ và nhà riêng vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Thứ nhất là do dân số vẫn tiếp tục tăng. Thứ hai, thu nhập của người dân nói chung đã tăng lên đáng kể, do đó nhu cầu về nhà ở đặc biệt là nhu cầu về căn hộ cao cấp và nhà riêng tại các khu đô thị mới sẽ tăng lên nhanh chóng. Do hiện tại, lượng cung vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu này. Hiện tại, đa số các khu căn hộ cao cấp và khu đô thị mới do các nhà thầu nước ngoài thực hiện bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng để thực hiện những dự án có số vốn yêu cầu lớn cũng như yêu cầu về kỹ thuật cao.

Thị trường văn phòng cho thuê những năm tới cũng không ngừng phát triển. Số doanh nghiệp sẽ được thành lập mới sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Hiện tại, số doanh nghiệp của Việt Nam vẫn rất hạn chế, tính ra tỉ lệ số doanh nghiệp trên 1 người thì vẫn kém xa các nước trong khu vực. Vì thế trong những năm tới, sẽ có nhiều các doanh nghiệp thành lập hơn nữa, bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhu cầu về văn phòng cho thuê hiện vẫn chưa chạm đỉnh và vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có rất nhiều cơ hội tham gia vào mảng thị trường này. Các chuyên gia đã dự báo rằng phải đến năm 2009 và 2010 với hàng chục các trung tâm

http://svnckh.com.vn 59 thương mại lớn đi vào hoạt động như: Saigon Palace (tại TP.HCM) và Ciputra Mall, Hanoi City Complex ( tại Hà Nội)..., nhu cầu thị trường mới tạm thời đáp ứng được phần nào. Còn hiện tại, cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu. Nghiên cứu do Hãng Cushman & Wakefield (Mỹ) thực hiện mới đây cho rằng nguồn cung mới về văn phòng tại Việt Nam ở tất cả các hạng sẽ tăng lên nhanh chóng từ năm 2009. Thêm vào đó, nhu cầu về các căn hộ cao cấp sẽ tăng cao trong thời gian tới vì thế nhu cầu về các cao ốc văn phòng hiện đại, trang bị đầy đủ tiện nghi sẽ tăng lên. Đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp BĐS nước ngoài, những người đã có sẵn vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm để xây dựng những cao ốc loại này.

Thứ ba, FDI vào thị trường mặt bằng bán lẻ và khu công nghiệp sẽ tăng tuy nhiên tốc độ tăng không thực sự mạnh mẽ như các mảng thị trường trên.

Không cần phải đợi đến năm 2009, thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ, nhu cầu về mặt bằng bán lẻ đã tăng ngay từ thời điểm hiện tại. Do đó, về ngắn và trung hạn, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có thể phát huy mạnh mẽ khi đầu tư vào thị trường này.

Thị trường khu công nghiệp cũng sẽ phát triển với tốc độ như hiện tại. Các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến mảng thị trường này. Các nhà đầu tư quốc tế cũng quan tâm hơn đến việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, ví dụ như Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP), Amata… Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tập trung hơn đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp càng ngày càng hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 57 - 59)