I. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thị trƣờng BĐS Việt Nam 1 Giai đoạn từ năm 1993 đến năm
2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
2.3. Lĩnh vực đầu tư
Theo thống kê của Bộ KH-ĐT, FDI vào lĩnh vực dịch vụ mà chủ yếu là các dự án BĐS đã tăng liên tục trong những năm gần đây. Tính từ năm 1988 đến 31/12/2007, các lĩnh vực BĐS thu hút được vốn FDI như sau:
Xây dựng khu đô thị mới có 9 dự án triển khai với tổng vốn đầu tư gần 3,5 tỷ USD,
Lĩnh vực xây dựng văn phòng-căn hộ có 154 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 9,4 tỷ USD,
Xây dựng hạ tầng KCN-KCX là 30 dự án, tổng vốn khoảng 1,5 tỷ USD
Trong giai đoạn 2000-2007, cả số lượng và giá trị các dự án FDI xây dựng văn phòng – căn hộ để bán và cho thuê, xây dựng Khu đô thị mới, KCN, KCX… đều tăng,
http://svnckh.com.vn 31 trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất vẫn là các dự án xây dựng văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê.
Bảng 2.4: Vốn FDI đầu tƣ trong lĩnh vực bất động sản 2000-2007
Đơn vị : USD
Năm
Xây dựng hạ tầng Khu chế xuất-Khu công nghiệp
Xây dựng Khu đô thị mới Xây dựng Văn phòng-Căn hộ 2000 15.407.404 - 165.125.189 2001 16.676.535 - 51.113.916 2002 24.124.192 5.899.980 18.081.614 2003 7.344.331 25.000.000 6.240.597 2004 47.265.813 25.000.000 39.508.887 2005 41.869.200 30.000.000 107.622.617 2006 65.000.000 35.000.235 139.180.336 2007 445.021.655 400.000.000 4.931.042.082 Nguồn : Tổng hợp số liệu
Tính riêng năm 2007, FDI trong lĩnh vực xây dựng văn phòng, căn hộ cũng chiếm tỷ lệ lớn 57% trong tổng FDI vào các lĩnh vực khách sạn, văn phòng và KCN. Các dự án đầu tư xây dựng cao ốc căn hộ cao cấp và cao ốc văn phòng loại A + B là chiếm số lượng nhiều nhất, có giá trị đầu tư từ hơn chục triệu đến vài trăm triệu USD. Nguyên nhân là do các đô thị của Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại vẫn luôn trong tình trạng thiếu thị trường văn phòng, trung tâm thương mại (TTTM), khách sạn và nhà ở cao cấp… Vì thế mà làn sóng đầu tư vào BĐS, đặc biệt là BĐS cao cấp ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục không ngừng. Ước tính tổng số vốn đầu tư cam kết của nhà đầu tư nước ngoài vào phân khúc thị trường BĐS thương mại và nhà ở trong giai đoạn 2004-2010 đạt khoảng 8-9 tỉ USD.
http://svnckh.com.vn 32 Khách sạn - Du lịch
41%
Văn phòng - căn hộ 57%
Khu công nghiệp 2%
Nguồn : Ha Noi real estate market and Q1 2008 update & special feature Ha Noi expansion ( CBRE 06,May,2008 )
Sau các dự án văn phòng – căn hộ, FDI vào lĩnh vực khách sạn – du lịch cũng chiếm tỉ trọng lớn. Bù lại khoảng thời gian 1996-2006 với rất ít khách sạn 5 sao mới, một loạt dự án tầm cỡ đã được cấp phép, khiến mảng đầu tư này trở nên sôi động trong năm 2007. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý đầu năm 2007, lượng vốn FDI đổ vào khách sạn, du lịch đạt 406 triệu USD, chiếm 1/5 tổng vốn được cấp mới (2,07 tỷ USD). Trong thời điểm hiện nay, 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực khách sạn cao cấp lớn nhất tại Việt Nam đó là dự án đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại vị trí X2 - Khu công viên văn hoá - thể thao Tây Nam Mễ Trì Hà Nội của Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) đầu tư với số vốn 500 triệu USD và dự án khách sạn 5 sao - trung tâm thương mại - văn phòng và căn hộ cao cấp tại lô đất E6 - Khu đô thị mới Cầu Giấy của Keangnam, Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư Dự án là 500 triệu USD.
Ngoài nhà ở, văn phòng, khách sạn, thì các dự án có vốn FDI về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất cũng là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia.Tuy nhiên các nhà đầu tư BĐS công nghiệp mới chỉ tập trung và dừng lại ở hoạt động đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, rất ít nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề trang bị sẵn hệ thống nhà xưởng. Trong khi đó ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn. Bởi vậy các dự án có vốn FDI về phát triển khu công nghiệp, khu chế xuấtcũng đang là một phân khúc thị trường được đánh giá có tiềm năng phát triển.