Nguyên nhân thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 36 - 38)

II. Nguyên nhân nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản Việt Nam

2.1.Nguyên nhân thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

2. Nguyên nhân từ thị trƣờng BĐS Việt Nam

2.1.Nguyên nhân thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Thứ nhất, sự phát triển về kinh tế đáng trân trọng

Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện rõ sự quan tâm của họ đến thị trường Việt Nam. Nhiều nghiên cứu thị trường đã được các nhà đầu tư tiến hành và kết quả đã không làm họ thất vọng. Để chứng minh về tiềm năng của thị trường Việt Nam, những con số và bảng biểu là công cụ ngắn gọn và thuyết phục nhất.

Trước tiên phải kể đến tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của Việt Nam. Việt Nam hiện nay được đánh giá là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở khu vực Châu Á với tốc độ tăng GDP trung bình khoảng 7,1% trong vòng 10 năm trở lại đây (Tốc độ tăng GDP tương ứng của Trung Quốc là 9,1%).

Trong giai đoạn 2000-2007, nền kinh tế VN được đánh giá cao nhờ tốc độ tăng GDP nhanh và tương đối ổn định. Sự ổn định của kinh tế Việt Nam trước hết được khẳng định

http://svnckh.com.vn 37 qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997-1998. Việt Nam ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên tốc độ tăng GDP dù có giảm nhưng vẫn được coi là tương đối ổn định so với các nước Đông Á khác.

Tỉ lệ nợ nước ngoài là một chỉ tiêu khác chứng minh về sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam Tỉ lệ nợ của Việt Nam hiện nay còn trong giới hạn an toàn. Theo WB, ngưỡng an toàn đối với các nước đang phát triển là tỉ lệ nợ nước ngoài phải dưới 40%/GDP, trong khi đó tỉ lệ nợ nước ngoài của VN năm 2006 là 36,6%, năm 2007 chỉ còn xấp xỉ 30%.

Cải cách là nhân tố thúc đẩy phát triển

Có được những thành quả trên, một phần lớn là nhờ chính sách cải cách đúng đắn của chính phủ Việt Nam. Công cuộc cải cách đã được thực hiện liên tục từ năm 1986, đến nay, người ta đã nhìn thấy những thành quả bước đầu. Không chỉ là tốc độ tăng GDP cao, chính sách còn đem lại một môi trường kinh tế tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vai trò của kinh tế nhà nước (theo đó là ảnh hưởng của các doanh nghiệp nhà nước) giảm dần, thay vào đó là những doanh nghiệp cổ phần hoá và doanh nghiệp tư nhân. Tính đến nay đã có hơn 3500 doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá, ước tính sẽ có thêm trên 1500 doanh nghiệp cổ phần đến năm 2010. Trong năm 2007, gần 55 000, doanh nghiệp mới được thành lập. Khu vực kinh tế tư nhân này đóng góp trên 41% GDP cả nước. Những con số này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư đang nghiên cứu thị trường Việt Nam. Nó chứng tỏ nền kinh tế đang loại bỏ dần tình trạng độc quyền do bị thành phần kinh tế nhà nước chi phối trong một thời gian dài.

Biểu đồ 2.3 SỐ LƢỢNG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA 1992-2007

http://svnckh.com.vn 38

Nguồn: Bộ tài chính

Thực tế cho thấy, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày càng tăng. Tổng lượng vốn đầu tư nước tăng 223 lần trong vòng 16 năm, từ 230 triệu USD năm 1990 đến nay là 53,9 tỉ USD. Tính đến nay, Việt Nam có khoảng hơn 6400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với năm 1997 là 1800 doanh nghiệp, đóng góp trên 30% vào GDP cả nước.

Biểu đồ 2.4 SỐ LƢỢNG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 36 - 38)