XU HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 54 - 56)

III. Khó khăn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi tham gia thị trƣờng BĐS Việt Nam

XU HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

VÀO THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

I. Quan điểm của chính phủ về đầu tƣ nƣớc ngoài vào BĐS Việt Nam

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP và ổn định với trung bình trên 7% năm trong nhiều năm qua, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực. Cùng với nhiều chính sách mở cửa, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia đầu tư phát triển trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản nói chung và đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản nói riêng đã dần hoàn thiện. Trong những năm vừa qua, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để điều chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản như: Luật Đất đai (2003), Luật Xây dựng (2003), Luật Nhà ở (2005), Luật Kinh doanh Bất động sản (2006) và Luật Đầu tư (2005) và các Nghị định hướng dẫn kèm theo, nên đã từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản phát triển trong đó điều kiện, phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản của các nhà đầu tư nước ngoài đã được mở rộng thêm.

Nếu như trước đây khi muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (đầu tư khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê…) các nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được lớn hơn 70% vốn pháp định, thì nay các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư 100% vốn. Các nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản trong phạm vi sau: Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua, đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng; được kinh doanh dịch vụ bất động sản như: dịch vụ như dich vụ môi giới bất động sản, dịch vụ định giá bất động sản, dịch vụ đấu giá bất động sản, dịch vụ quản lý bất động sản. Khi đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để cho thuê, nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

http://svnckh.com.vn 55 Trước đây, thời hạn cho thuê đất của các liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản phụ thuộc vào loại dự án, mức vốn đầu tư và tối đa là 50 năm, thì nay thời hạn thuê đất của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 70 năm. Nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời hạn thuê đất hoặc trả tiền thuê đất hàng năm. Mức giá cho thuê đất, tiền sử dụng đất áp dụng chung cho cả các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê hoặc bán cho người Việt Nam không phụ thuộc vào quy mô, vốn đầu tư. Đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài còn được phép nhận chuyển nhượng dự án có sử dụng đất của các tổ chức kinh tế trong nước để tiếp tục đầu tư, gồm các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất; các dự án đầu tư thuộc khu kinh tế, khu công nghệ cao; các dự án đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng dùng chung của dự án; các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh. Điều này tạo thêm lựa chọn, cũng như giảm bớt thời gian chuẩn bị dự án của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tất cả những đổi mới trong khung pháp lý đó có thể cho thấy được các chính sách của chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài càng ngày càng được mở rộng thông thoáng hơn. Các ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng không kém gì so với nhà đầu tư trong nước.

Hiệu quả của các chính sách này là lượng vốn FDI vào thị trường bất động sản của Việt Nam tăng nhanh chóng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sau khi Luật Kinh doanh bất động sản 2006 được thi hành. Đã có nhiều tập đoàn lớn, chuyên gia kinh doanh trong lĩnh vực BĐS từ Mỹ, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc... đến Việt Nam tìm hiểu và ký kết văn bản hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp BĐS trong nước, khởi động lại một số dự án và một số dự án khác đã được cấp phép.

Hơn nữa, bản thân chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực chủ động mời gọi đầu tư vào các dự án BĐS lớn. Mới đây, Hà Nội công bố 90 dự án kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực nhà ở và công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ... Nhiều khu đô thị mới ở TPHCM và các tỉnh cũng kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài như Khu dân cư Nhơn Trạch - Đồng Nai, Khu văn hợp giải trí Kiên Giang, Khu đô thị Ngã năm sân bay Cát Bi- Hải Phòng...

http://svnckh.com.vn 56

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)