NƢỚC NGOÀI 1997-

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

II. Nguyên nhân nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào thị trƣờng bất động sản Việt Nam

2. Nguyên nhân từ thị trƣờng BĐS Việt Nam

NƢỚC NGOÀI 1997-

Nguồn: Tổng cục Thống kê

http://svnckh.com.vn 39 Khu vực nhà nước 32% Khu vực tư n h â n 3 0 % Khu vực nước ngoài 38% Nguồn: Tổng cục Thống kê

Như vậy, có thể nhận thấy rõ, việc cải cách kinh tế đã đem lại những thành quả to lớn cho nền kinh tế, từ đó tác động đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Thứ hai, tác động của việc mở của nền kinh tế, mà tiêu biểu là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO cuối năm 2007

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006 tạo bước ngoặt quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, mang nhiều cơ hội cho thị trường BĐS phát triển. Do hội nhập quốc tế, mở cửa các lĩnh vực thương mại, tài chính ngân hàng, giáo dục… nhiều công ty nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam từ đó xuất hiện nhu cầu bức thiết và đa dạng về nhà ở, điều kiện và môi trường làm việc, vui chơi giải trí... Tính riêng trong Quí I/2008, số lượt khách quốc tế đến nước ta là 1,3 triệu, tăng 15% so với cùng kì năm 2007, trong đó, khách du lịch chiếm 61%, doanh nhân chiếm 18%, khách đến thăm viếng 15% và các lượt khách quốc tế khác. Mặc dù đã thu hút được các nguồn đầu tư lớn vào lĩnh vực khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, trong những năm trước nhưng cùng với làn sóng đầu tư mới, nhu cầu về văn phòng loại A, B căn hộ cao cấp cho thuê, khách sạn 3-5 sao, các công trình dịch vụ thương mại, siêu thị tại các đô thị lớn tiệp tục tăng cao. Cung hạn chế trong khi cầu lại rất cao và giá tăng nhanh cho thấy Việt Nam là một thị trường BĐS hấp dẫn, và vì vậy việc thu hút được thêm nhiều đầu tư là chuyện đương nhiên.

http://svnckh.com.vn 40 Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế cũng đồng nghĩa với việc môi trường pháp luật được cải thiển theo chiều hướng có lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ: phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS của các nhà đầu tư nước ngoài đã được mở rộng thêm. Nếu như trước đây khi muốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS (đầu tư khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê…) các nhà đầu tư nước ngoài phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được lớn hơn 70% vốn pháp định, thì nay các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư 100% vốn. Các nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh BĐS trong phạm vi sau: Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua, đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng; được kinh doanh dịch vụ BĐS như: dich vụ môi giới BĐS, dịch vụ định giá BĐS, dịch vụ đấu giá BĐS, dịch vụ quản lý BĐS.

Hệ thống luật pháp Việt Nam đã và đang có nhiều thay đổi, tiến gần hơn đến điểm tương đồng với luật pháp quốc tế. Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam, và lý giải cho con số 20,3 tỷ USD FDI vào Việt Nam năm 2007.

Thứ ba, kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài hiện đang là chủ trƣơng lớn của Chính phủ Việt Nam

Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần X.

Đi liền với chính sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cam kết môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ có nhiều cai thiện nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể dẫn một vài minh chứng như: trên cơ sở Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới , Việt Nam không áp dụng tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bãi bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng hàng nhập khẩu; bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản và trợ cấp có liên quan đến nội địa hoá. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã bàn hành một số luật như Luật Đấu thầu, Sở hữu trí tuệ, Giao dịch điện tử, Kinh doanh BĐS, Chứng khoán... Các đạo luật mới này sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ các rào cản không công bằng trong đầu tư và kinh doanh.

Công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp với các

http://svnckh.com.vn 41 chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)