I. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào thị trƣờng BĐS Việt Nam 1 Giai đoạn từ năm 1993 đến năm
2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
2.2. Địa bàn nhận đầu tư
FDI vào lĩnh vực BĐS của Việt Nam phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai khu vực được nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư BĐS nói riêng hướng đến nhiều nhất. Tiếp đó là đến Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Thừa Thiên Huế, Phan Thiết và Mũi Né. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng biệt về sự phát triển, về kinh tế, xã hội, và lại là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất của cả nước nên thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh được các nhà đầu tư quan tâm hơn.
Theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2007 so với các lĩnh vực dịch vụ khác thì số lượng dự án xin đầu tư mới về lĩnh vực BĐS không nhiều, chỉ đạt 25/401 dự án cấp phép đầu tư mới và 125 dự án tăng vốn của thành phố, nhưng lượng vốn FDI đổ vào BĐS đã chiếm đến 85% giá trị trong tổng vốn đầu tư nước ngoài của thành phố (năm 2007
http://svnckh.com.vn 29 tổng vốn FDI của Tp.HCM đạt 2,5 tỷ USD). Có thể kể đến một số dự án đầu tư BĐS tiêu biểu tại đây như:
Bảng 2.3: Dự án đầu tƣ bất động sản tiêu biểu tại Tp.HCM hiện nay
Dự án Chủ đầu tƣ Chi tiết
Khu đô thị mới Nhà Bè LG Engineering và Construction * Diện tích 360 ha
* Tổng vốn khoảng 300 triệu USD
Khu cao ốc căn hộ Saigon
Pearl
Công ty TNHH Vietnam Land SSG (liên doanh giữa Công ty cổ phần bất động sản và xây dựng SSG và Công ty Vietnam Land,
Hồng Kông)
* Tổng diện tích: 10,3 ha
* Tổng vốn đầu tư 156 triệu USD
* Đây là dự án xây dựng tòa nhà cao nhất Tp.HCM tiêu chuẩn quốc tế 5 sao ngay sát sông Sài Gòn
Biệt thự Saigon Riviera
Villas
Công ty TNHH liên doanh Saigon Riviera (thuộc tập đoàn Keppel Land -
Singapore)
* Tổng diện tích đất 5,9ha
* Tổng vốn đầu tư 35,5 triệu USD .
* Dự án với những mẫu thiết kế nội thất đa dạng cùng nhiều tiện ích chất lượng
Asiana Plaza
Saigon
Tập đoàn hàng không
Kumho (Hàn Quốc)
* Tổng vốn đầu tư: 230 triệu USD * Bao gồm tổ hợp nhà ở và khu cao ốc thương mại Kumho Asiana Plaza 21 tầng. Tổ hợp Kumho Asiana Plaza gồm khách sạn 5 sao 21 tầng, khu văn phòng và nhà ở cho thuê 32 tầng
* Dự kiến sẽ hoàn thành vào 10-2009
Nguồn: Nhóm sinh viên tự tổng hợp
Hà Nội đứng thứ hai trong cả nước về kết quả trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực BĐS. Hiện nay, tại Hà Nội nhu cầu thuê văn phòng, khách sạn cao cấp tăng nhanh, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy được tiềm năng và một hướng đầu tư đầy hứa hẹn và đang tập trung đổ nhiều vốn vào lĩnh vực này. Trong mấy tháng đầu năm 2007, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc đang đua tranh quyết liệt để được đầu tư vào các khu đất của tại Hà Nội để xây dựng khách sạn 5 sao, xây dựng tổ hợp văn phòng - nhà ở cao cấp, tổ hợp sân golf- khu vui chơi giải trí với tổng số vốn lên tới hàng tỷ USD trong giai đoạn từ 2007-2010. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, ngoài các yếu tố hấp dẫn về thị trường, nhân lực, hạ tầng, trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có một bước
http://svnckh.com.vn 30 chuyển biến mạnh mẽ về thủ tục đầu tư, nhất là thủ tục đất đai, kết nối hạ tầng với các tỉnh miền Bắc đang được hoàn chỉnh. Nguồn vốn đầu tư vào Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên, hiện đang có rất nhiều nhà đầu tư lớn đang trình dự án đầu tư tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng… cũng là các địa phương có lượng vốn FDI tập trung nhiều vào BĐS, đặc biệt là các dự án xây dựng khu du lịch, khách sạn. Xét riêng trong 3 tháng đầu năm 2008, Bà Rịa - Vũng Tàu đã vượt lên vị trí dẫn đầu trong bản đồ thu hút vốn FDI trên cả nước với dự án Hồ Tràm do Tập đoàn Asian Coast Development đầu tư có tổng vốn đầu tư 4,2 tỉ USD. Đây là dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, các khách sạn 5 sao (9.000 phòng), khu thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế, văn phòng - căn hộ, biệt thự cao cấp, sân golf... Nổi lên như một điểm sáng khác về thu hút vốn FDI vào lĩnh vực BĐS trong những tháng đầu năm 2008 là Đà Nẵng. Hàng loạt dự án có vốn nước ngoài đã được khởi công trong những tháng qua. Cụ thể, Tập đoàn VinaCapital triển khai hàng loạt dự án tại đây như dự án xây dựng dự án sân golf và khu du lịch thuộc quận Ngũ Hành Sơn với vốn đầu tư lên tới 130 triệu USD hồi tháng 1.2008. Mới đây, VinaCapital lại tiếp tục khởi công dự án khu phức hợp thương mại Capital Square tại khu vực cầu sông Hàn với tổng vốn đầu tư 325 triệu USD. Đây được xem là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Đà Nẵng vào thời điểm này. Ngoài ra có thể kể đến các dự án lớn khác như dự án khách sạn du lịch của Banyan Tree với 276 triệu USD tại Huế, Tập đoàn Magnum Investment Group đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn 5 sao tại Hải Phòng…