Ta có thể chia những nhân tố tác động phát triển thị tr−ờng xuất khẩu của doanh nghiệp thành những nhóm sau:
ạ Nhóm các nhân tố do bản thân doanh nghiệp.
Bản thân tiềm lực của doanh nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác phát triển thị tr−ờng của doanh nghiệp. Trong đó một số nhân tố sau có tính chất quyết định.
Thứ nhất, ta phải kể đến là lực l−ợng cán bộ tring công ty, mà trực tiếp và quan trọng nhất là các nhân viên phụ trách lĩnh vực thị tr−ờng. Để thích ứng với nền kinh tế thị tr−ờng tong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế lực l−ợng này đòi hỏi phải thực sự có năng lực, có kiến thức về thị tr−ờng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, phải năng động thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển thị tr−ờng của doanh nghiệp kinh doanh.
Thứ hai, tính khả thi của hệ thống Marketing - mix. Hệ thống này đ−ợc xây dựng từ 4 yếu tố là: sản phẩm, giá cả, phân phối l−u thông và khuyếch tr−ơng. Muốn phát triển thị tr−ờng thì doanh nghiệp cần phải xuất phát từ thực tế trên thị tr−ờng về tình hình cung cầu, nhu cầu của ng−ời tiêu dùng, chu kỳ sống của sản phẩm để có thể đề ra những chiến l−ợc hợp lý cho từng bộ phận cấu thành hệ thống Marketing - mix.
Thứ ba, là khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khi có tiềm lực doanh nghiệp mới cóq thể mua sắm những trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại tăng năng suất lao động, nâng cao chất l−ợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức mạnh bên trong liên doanh liên kết... tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh đ−ợc thị phần ngày càng lớn.
Thứ t− là vị trí của doanh nghiệp: Nếu trong thị tr−ờng doanh nghiệp có vị trí độc quyền bán thì thông th−ờng doanh nghiệp không phải nỗ lực nhiều lắm trong việc củng cố và phát triển thị tr−ờng. Nh−ng trong thị tr−ờng cạnh trang thì doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng trong việc tranh giành với các đối thủ khác để dành thêm thị phần cho mình. Đồng thời uy tín của doanh nghiệp trên thị tr−ờng cũng đem lại cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong việc mở rộng thị tr−ờng.
b. Nhóm nhân tố từ môi tr−ờng bên ngoài doanh nghiệp.
Các nhân tố từ phía nhà n−ớc. Đó là hệ thống luật pháp, các chính sách tạo ra khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp.
Các điều kiện về cơ sở hạ tầng nh− hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện n−ớc.
Sự phát triển của các ngành trong và ngoài n−ớc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nh−: các ngàn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, các công ty tài chính cung cấp vốn, các công ty vận tảị
Vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng ảnh h−ởng tới khả năng phát triển thị tr−ờng của doanh nghiệp nhất là việc vận chuyển đi lạị
Mức thu nhập của ng−ời dân và các yếu tố tâm lý của ng−ời tiêu dùng ở các quốc gia khác nhaụ