Chuẩn bị kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu 340 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 50 - 54)

2. Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo

2.3.1.Chuẩn bị kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn thành tất cả các công việc trong bước thực hiện kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền, để chuẩn bị cho việc lập báo cáo kiểm toán kiểm toán viên cần xem xét một số vấn đề sau:

2.3.1.1. Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ

Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ là một bước quan trọng mà kiểm toán viên phải thực hiện trước khi đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các khoản mục trong chu trình bán hàng và thu tiền. Có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính: + Sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính cần được điều chỉnh: Đó là khi khách hàng mất khả năng thanh toán các khoản nợ, khi xảy ra sự kiện này đòi hỏi kiểm toán viên phải điều chỉnh tăng số dư dự phòng nhằm đảm bảo mục đích bảo toàn vốn và tuân thủ nguyên tắc thận trọng.

+ Những sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp tới báo cáo tài chính tuy nhiên phải được công khai trên thuyết minh báo cáo tài chính. Khi công bố các thông tin liên quan đến các khoản phải thu kiểm toán viên cần tìm hiểu các sự kiện liên quan đến khách mua hàng phải chịu như: lũ lụt, hỏa hoạn, do đó mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, do đó kiểm toán viên cần yêu cầu đơn vị được kiểm toán phải giải trình rõ ràng trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên cần phải thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết khi xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ như: Trao đổi với ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị của đơn vị được kiểm toán, liên lạc với luật sư của đơn vị được kiểm toán, xem xét các báo cáo được lập sau ngày kết thúc niên độ, kiểm tra biên bản họp hội đồng quản trị và ban giám đốc và đại hội đồng cổ đông được lập sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính

để xách minh sự tồn tại của các sự kiện ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến các khoản phải thu hay các khoản mục khác trong chu trình bán hàng và thu tiền, tìm hiểu sự tranh chấp về hợp đồng kinh tế với khách hàng trong việc ghi nhận doanh thu, xem xét khả năng thanh toán các khoản phải thu của khách hàng đến đâu, xem xét các chính sách trích lập ước tính các khoản dự phòng phải thu khó đòi và xóa sổ các khoản nợ xấu. Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 37 - Các khoản dự phòng, nợ phải thu chưa xác định, tài sản chưa xác định - Các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ dù được xếp vào loại nào cũng cần phải công bố đầy đủ trên thuyết minh báo cáo tài chính, tuân thủ theo chuẩn mực về công khai báo cáo tài chính đối với các loại tài sản, công nợ không xác định.

2.3.1.2. Thu thập thư giải trình

Giải trình của Ban Giám đốc bằng văn bản là một bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được, vì nó nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc khách hàng trong việc lập và trình bày trung thực và hợp lý hợp pháp báo cáo tài chính của mình. Nó là một bằng chứng quan trọng liên quan đến các vấn đề mà các thủ tục kiểm toán khác không thu thập được. Các vấn đề như: ước tính về dự phòng phải thu khó đòi, việc tính giá chuyển giao, chủ trương của giám đốc thực hiện một khoản đầu tư dài hạn nào đó... Trong cuộc kiểm toán kiểm toán viên cần chú ý đến tính hợp lý và nhất quán giữa bằng chứng thu được và giải trình của Ban Giám đốc và cần phải xem xét tìm ra nguyên nhân của các mâu thuẫn (nếu có).

2.3.1.3. Phân tích chênh lệch

Sau khi thực hiện xong cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ chỉ ra các chênh lệch giữa số liệu của kiểm toán viên và số liệu trên sổ sách của khách hàng. Kiểm toán viên cần đối chiếu với mức trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục trong chu trình để quyết định có nên điều chỉnh hay không. Và kiểm toán viên sẽ chỉ ra các khoản cần phải điều chỉnh để

thảo luận với khách hàng. Sau khi thảo luận với khách hàng, nếu khách hàng đồng ý điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn bộ về báo cáo kiểm toán đã được kiểm toán, nếu khách hàng không đồng ý điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên thì kiểm toán viên phải tiếp tục xem xét mức độ của các sai phạm để đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp về báo cáo kiểm toán đã được kiểm toán.

2.3.1.4. Thực hiện thủ tục phân tích

Thực hiện thủ tục phân tích ở giai đoạn này với mục đích chính đánh giá lại một cách tổng thể về báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Kiểm toán viên đối chiếu, so sánh số liệu kiểm toán năm nay với số liệu kiểm toán năm trước và phải biết được nguyên nhân của sự biến động này từ các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được. Nếu như những nguyên nhân đó chưa có bằng chứng thuyết phục thì kiểm toán viên sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để đưa ra ý kiến hợp lý.

2.3.1.5. Lập thư quản lý và báo cáo kiểm toán

Thư quản lý và báo cáo kiểm toán là sản phẩm của một cuộc kiểm toán cho một công ty khách hàng nào đó.

Thư quản lý được lập nhằm giúp doanh nghiệp chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên còn lưu hành Thư quản lý gửi cho Giám đốc đơn vị kiểm toán hoặc gửi cho Hội đồng quản trị.

Thư quản lý mô tả về từng sự kiện cụ thể, gồm: Hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của kiểm toán viên và ý kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó. Thư quản lý được trình bày về một hay nhiều sự kiện do kiểm toán viên quyết định. Thư quản lý là một phần kết quả của cuộc kiểm toán, nhưng không nhất thiết phải đính kèm báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính là tài liệu chính thức đính kèm với báo cáo kiểm toán khi công bố ra bên ngoài. Ý kiến của kiểm toán viên phải được đưa ra trong báo cáo kiểm toán, ý kiến của kiểm toán viên bao gồm có 4 loại ý kiến: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến trái ngược, ý kiến từ chối.

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TẠI CÔNG TY CPA VIETNAM

2.1.Tổng quan về công ty CPA VIETNAM

Một phần của tài liệu 340 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 50 - 54)