2. Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo
2.2.2.2. Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng
Đối với công ty ABC:
Vì công ty ABC là khách hàng thường niên, nên nguồn cung cấp tài liệu, thông tin chủ yếu từ hồ sơ kiểm toán năm trước. Do đó, để thực hiện tốt cuộc
kiểm toán này nên để kiểm toán viên năm trước kiểm toán cho Công ty ABC thực hiện kiểm toán năm nay, vì kiểm toán viên này hiểu rõ tình hình kinh doanh của khách hàng. Để cập nhật các thông tin mới trong năm qua thì kiểm toán viên nên phỏng vấn các thành viên của Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và xem xét báo cáo từ bên thứ ba.
Công ty ABC là một doanh nghiệp nhà nước nên chính sách kế toán của công ty được áp dụng và tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam.
Doanh thu được tạo ra chủ yếu từ các hoạt động bán buôn, bán lẻ, gửi đại lý. Công ty chủ yếu cung cấp các sản phẩm về nông sản, lâm sản cho thị trường trong nước, ngoài ra còn có hải sản cung cấp cho các siêu thị và khách sạn trong nước.
Quy mô của công ty là nhỏ vì doanh thu nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, tài sản nhỏ hơn 5 tỷ VNĐ, nhân viên nhỏ hơn 50 người. Bộ máy quản lý của công ty ABC được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty ABC
Giám đốc Bộ phận bán hàng Phòng vận chuyển Hệ thống bán lẻ Phòng kế toán Bộ phận kho
Công ty ABC hoạt động dựa vào nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp. Công ty không có vấn đề về thay đổi nhân sự, quản lý và nhân viên kế toán trong năm.
Công ty ABC là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nhưng là một doanh nghiệp có nền tài chính vững mạnh, không có hiện tượng khách hàng trốn nợ, các sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, và được đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm năm 2003 là 1.545.346.000 đến năm 2004 là 1.874.312.900 tăng 21.29% so với năm 2003, doanh thu năm 2005 là 2.313.036.775 tăng 23.41% so với năm 2004.
Như vậy dựa vào quá trình tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng và thị trường cạnh tranh kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng của Công ty ABC ở mức trung bình.
Đối với công ty XYZ:
Vì công ty là khách hàng mới nên kiểm toán viên cần phải thu thập tất cả các tài liệu liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như các vấn đề liên quan đến công ty dựa trên các tài liệu như: Giấy phép thành lập công ty, điều lệ công ty, các biên bản họp hội đồng quản trị, tình hình tài sản kinh doanh, chính sách bán hàng, phương hướng kinh doanh, dự toán sản xuất, tiêu thụ... Kiểm toán viên ghi tất cả các thông tin này vào giấy tờ làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán.
Khác với công ty ABC là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại, còn công ty XYZ là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Doanh thu của công ty chủ yếu là doanh thu từ bán buôn, bán lẻ, ngoài ra còn có doanh thu hàng xuất khẩu.
Công ty XYZ có một nền tài chính ổn định: Một số thông tin khái quát về tình hình tài chính của công ty như sau: Lượng tiền mặt trong két đảm bảo yêu cầu chi tiêu của đơn vị, hệ số quay vòng hàng tồn kho cao hơn so với năm trước
đó. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt thể hiện doanh thu tăng đều qua các năm cụ thể là năm 2003 doanh thu đạt 2.318.019.000 đến năm 2004 doanh thu tăng lên 2.555.325.246 tương ứng tăng lên 10.23%, đến năm 2005 doanh thu đạt 3.235.563.240 tăng 26.6% so với năm 2004.
Công ty là một doanh nghiệp hoạt đông lâu năm trong lĩnh vực da giầy, tuy nhiên vì là một doanh nghiệp nhà nước nên không năng động khi tham gia hội nhập thị trường vì ỷ lại nguồn vốn do nhà nước cấp, lãi hay lỗ nhà nước phải chịu. Hiện nay thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực da giầy là rất lớn vì sự hội nhập quốc tế khi thị trường của Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu da giầy rất phát triển với chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp. Trên thực tế chính sách và các thủ tục kiểm soát được thiết kế không ngăn ngừa phát hiện hết được các sai phạm trong chu trình bán hàng thu tiền là rất cao.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào óc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Kiểm toán viên đánh giá rủi ro theo các mục tiêu trọn vẹn, hiện hữu, tính giá, tính đúng kỳ, quyền và nghĩa vụ, trình bày và công bố của khoản mục doanh thu trên hai khía cạnh: Khả năng tồn tại những thay đổi hay xu hướng tiêu cực không thể giải thích và khả năng tồn tại những điều chỉnh trọng yếu và bất đồng của kiểm toán năm trước. Cuối cùng kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức cao.