Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá

Một phần của tài liệu 340 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 34 - 37)

2. Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo

2.1.5. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá

ro kiểm soát

a) Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 400: Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát. Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của thông tin; bảo đảm việc thực hiện chế độ pháp lý; và bảo đảm hiệu quả hoạt động.

Kiểm toán viên phải tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành nhằm đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện từ đó ảnh hưởng đến thủ tục kiểm tra chi tiết ở giai đoạn sau.

Trong chu trình bán hàng và thu tiền, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ có thể tìm hiểu về kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cũng như cách thức quản lý chúng, kế hoạch trong thu chi quỹ, kết quả hoạt động cùng sự luân chuyển của tiền như thế nào trong tươnglai...

Hiểu biết về môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát bao gồm các yếu tố bên trong đơn vị và bên ngoài đơn vị. Đối với các yếu tố bên trong đơn vị, kiểm toán viên cần tìm hiểu quan điểm, thái độ, nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong doanh nghiệp về các yếu tố như: đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, ủy ban kiểm soát.

Tìm hiểu về hệ thống kế toán: Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán. Đây là mối quan tâm đặc biệt mà kiểm toán viên phải hướng tới. Tìm hiểu về hệ thống kế toán tức là kiểm toán viên phải tìm hiểu về hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán. Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Tìm hiểu về hệ

thống kế toán trong chu trình bán hàng và thu tiền, kiểm toán viên phải quan tâm đến các chính sách kế toán về ghi nhận doanh thu, các khoản phải thu, chính sách lập dự phòng, chính sách bán hàng hay điều kiện bán hàng của đơn vị. Đồng thời kiểm toán viên phải tìm hiểu việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phân công trách nhiệm trong hệ thống kế toán.

Tìm hiểu về thủ tục kiểm soát: Thủ tục kiểm soát quyết định đến hiệu quả hoạt động của hệ thống. Một hệ thống kiểm soát nội bộ có các thủ tục kiểm soát được đánh giá là tốt thì hệ thống đó chắc chắn hoạt động có hiệu quả hơn một hệ thống có các thủ tục không hiệu quả hoặc không có thủ tục kiểm soát nào. Thủ tục kiểm soát có thể được chia thành ba loại như: thủ tục phát hiện là những thủ tục nhằm phát hiện ra các sai phạm; thủ tục ngăn chặn là thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa các rủi ro phát sinh; thủ tục sửa chữa là những thủ tục được dùng để sửa chữa những sai phạm bị phát hiện.

Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ:

Để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sử dụng một trong ba phương pháp hoặc kết hợp cả ba phương pháp sau tùy thuộc vào đặc điểm của từng đơn vị và quy mô kiểm toán: vẽ các Lưu đồ; lập Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ; lập Bảng tường thuật về hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ: Bảng đưa ra các câu hỏi theo các mục tiêu chi tiết của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng lĩnh vực được kiểm toán. Câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời Có hay Không và các câu trả lời không sẽ cho thấy nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bảng tường thuật về hệ thống kiểm soát nội bộ là sự mô tả bằng văn bản về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng. Bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ cung cấp thêm sự phân tích về cơ cấu kiểm soát giúp kiểm toán viên hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ.

Lưu đồ: bao gồm lưu đồ ngang và lưu đồ dọc: Là sự trình bày toàn bộ các quá trình kiểm soát áp dụng cũng như mô tả các chứng từ, tài liệu kế toán cùng quá trình vận động và luân chuyển chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ.

Việc sử dụng kết hợp Bảng câu hỏi với Lưu đồ hoặc Bảng tường thuật sẽ giúp kiểm toán viên hiểu biết tốt hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.

b) Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát bao gồm việc đánh giá tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp.

Sau khi thu thập các thông tin về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát áp dụng kiểm toán viên sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại. Nếu rủi ro kiểm soát ở mức cao, thì thử nghiệm kiểm soát sẽ không được thực hiện nếu kiểm toán viên cho rằng việc thực hiện thử nghiệm này không có hiệu quả bằng việc thực hiện ngay từ đầu các thử nghiệm cơ bản về số dư và nghiệp vụ của đơn vị, tuy nhiên điều này là không thể vì ở đây mới là giai đoạn lập kế hoạch, các thử nghiệm cơ bản sẽ được thực hiện trong bước lập kế hoạch kiểm toán.

Kiểm toán viên sẽ được quyền đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa khi: Kiểm toán viên chỉ ra được thủ tục kiểm soát liên quan đến cơ sở dẫn liệu là có thể phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trọng yếu và kiểm toán viên lập kế hoạch thực hiện thử nghiệm kiểm soát để làm cơ sở cho sự đánh giá của mình về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên đó chỉ là đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản trên số dư và các nghiệp vụ (nếu cần thiết) sẽ được thực hiện dựa trên kết quả của việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu 340 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 34 - 37)