Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng

Một phần của tài liệu 340 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 106 - 112)

2. Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng

hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính

+ Đánh giá tính trọng yếu:

Trọng yếu là một chỉ tiêu quan trọng nó phụ thuộc vào óc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Theo lý thuyết, mức độ trọng yếu được đánh giá cho toàn bộ báo cáo tài chính, sau đó phân bổ cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên tại công ty CPA VIETNAM việc đưa ra một tỷ lệ cố định về mức trọng yếu là không phù hợp vì không thể đảm bảo rằng tỷ lệ cố định đó sẽ không thay đổi trong tương lai. Công ty tỷ lệ đánh giá mức trọng yếu trên 4 chỉ tiêu như sau:

Bảng 3.1: Bảng tỷ lệ đánh giá mức trọng yếu

Chỉ tiêu Tỷ lệ trọng yếu

Doanh thu

Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản Nợ ngắn hạn Tổng tài sản lưu động 0,4 - 0,8 % 4 - 8 % 0,8 - 1 % 1,5 - 2 % 1,5 - 2 %

Mức độ trọng yếu là cơ sở để kiểm toán viên xác định các bút toán điều chỉnh.Việc xác định mức độ trọng yếu cần phải được chi tiết hơn đối với từng khoản mục. Đặc biệt đối với những khoản mục liên quan đến chu trình bán hàng và thu tiền, như khoản mục các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán, khoản mục doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh và các khoản mục liên quan khác. Trong quá trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền kiểm toán viên phải đưa ra một mức trọng yếu phù hợp cho từng khoản mục. Ví dụ: Theo như tính toán của kiểm toán viên mức trọng yếu của khoản phải thu là 200 triệu đồng nhưng với chu trình bán hàng và thu tiền nếu áp dụng mức này là không hợp lý vì khoản phải thu là khoản bán hàng nhỏ, doanh thu không quá lớn. Hơn nữa việc chấp nhận một mức trọng yếu là 0,4 - 0,8% đối với tài khoản doanh thu là

không hợp lý. Vì khi doanh thu cao 200 tỷ thì mức trọng yếu sẽ là từ 0.8 - 1.6 tỷ. 0.8 đến 1.6 tỷ so với 200 tỷ không được coi là hợp lý lắm vì có nhiều khoản mục doanh thu chiếm tới 20 - 30 tỷ thì có được xem xét là trọng yếu hay không?

Chính vì thế em đưa ra một phương hướng giải quyết như sau: Cho tỷ lệ của trọng yếu thay đổi theo từng mức độ của tổng doanh thu:

Bảng 3.2: Bảng tỷ lệ trọng yếu áp dụng cho chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu Tỷ lệ Từ 0 - 500 triệu Từ 500 - 1000 triệu Từ 1000 - 1500 triệu 0,5 - 1% 1- 1,5% 1,5 - 2%

Tuy nhiên tỷ lệ này phải được dựa trên những nghiên cứu về thị trường, tỷ lệ này phải được thay đổi định kỳ để phù hợp với điều kiện bên ngoài.

+ Về Cách chọn mẫu:

Đối vơi cách chọn mẫu cũng dựa trên phần lớn nhận định nhà nghề của kiểm toán viên. Tại công ty CPA VIETNAM việc chọn mẫu chủ yếu dựa vào các khoản có giá trị lớn trên 50%, thông thường số mẫu được chọn chiếm khoảng 30% các khoản mục có tính trọng yếu. Như vậy bỏ qua những khoản mục có giá trị trung bình chiếm phần lớn trong tổng thể lại không được kiểm tra. Chính vì vậy kiểm toán viên nên chọn nhiều tiêu chuẩn để chọn mẫu chứ không nên chỉ tập trung vào những mẫu có giá trị lớn. Tuy nhiên, nếu công ty đánh giá hoạt động của khách hàng là hoạt động hữu hiệu thì số lượng mẫu sẽ giảm đi rất nhiều, số mẫu chỉ chiếm 5% trên tất cả các khoản mục tương ứng với giá trị chiếm khoảng 10% hoặc 15%.

Phương hướng giải quyết:

Để mẫu được chọn mang tính đại diện cao ta có thể áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên bảng chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc để quy mô mẫu

có hiệu quả hơn kiểm toán viên nên xem xét thêm các nhân tố khác ngoài nhân tố giá trị như:

- Tổng sai sót mà kiểm toán viên có thể chấp nhận được càng thấp thì số lượng mẫu cần phải càng nhiều thêm.

- Dựa vào việc đánh giá mức độ sai sót dự định sẽ phát hiện trong tổng thể. Nếu mức độ sai sót càng lớn thì số lượng mẫu càng phải nhiều.

+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được công ty thiết kế và thực hiện đầy đủ, nhưng việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ bằng Bảng tường thuật là không khoa học.

Phương hướng giải quyết: Để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nhất ta nên kết hợp cả 3 phương pháp: Khi dùng Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Khi mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ bằng phương pháp lưu đồ, kiểm toán viên nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểm soát cần bổ sung. Cách thức mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ qua Lưu đồ thường được đánh giá cao hơn vì việc theo dõi một lưu đồ thường dễ dàng hơn việc đọc một Bảng tường thuật.

Mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ bằng bảng câu hỏi sẽ giúp cho kiểm toán viên có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Dưới đây là minh họa về bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng và thu tiền.

Bảng 3.3: Bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ của chu trình bán hàng và thu tiền Có Không Không áp dụng Ghi chú 1. Nhận đơn đặt hàng

Đơn đặt hàng có được phê chuẩn hay không Chính sách tín dụng có được phê chuẩn cho từng đơn đặt hàng không

Phòng bán hàng có độc lập với phòng tín dụng, kế toán và kho không

2.Vận chuyển hàng

Vận đơn có được phê chuẩn không

Vận đơn có được lập thành các liên đầy đủ không

Vận đơn có thể được đối chiếu với sổ kho thường xuyên khôn

3. Lập hóa đơn

Hóa đơn có đầy đủ không

Hóa đơn có được phê chuẩn không

Hóa đơn có được đối chiếu với vận đơn và đơn đặt hàng không

Có sự phân tách trách nhiệm đầy đủ không Có sự kiểm soát nội bộ đối với việc lập hóa đơn không

4. Ghi sổ nghiệp vụ bán hàng và các khoản phải thu

Có sự phân cách trách nhiệm giữa kế toán tiêu thụ và kế toán thanh toán không

Kế toán có lập Sổ phụ đối với khoản phải thu không

Đối chiếu công nợ với khách hàng có được thực hiện đầy đủ không

5. Hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

Giấy báo Có có được phê chuẩn đúng đắn không

6. Nghiệp vụ thu tiền

Đối chiếu với Ngân hàng có được lập định kỳ không

Có sự phân cách đầy đủ về trách nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ không

Có sự kiểm soát nội bộ đối với khoản thu tiền mặt không

Có sự đối chiếu thường xuyên giữa số liệu kế toán và thủ quỹ không

Kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực hiện không

Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của Chu trình bán hàng và thu tiền Khá Trung bình Yếu

KẾT LUẬN

Chu trình bán hàng và thu tiền là chu trình cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không những đánh giá hiệu quả của các chu trình trước đó mà còn đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Tức là nó chỉ ra kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu. Hầu hết các nhà sản xuất nào cũng mong bán được nhiều hàng, thì lợi nhuận càng cao, chu trình bán hàng thu tiền không nằm ngoài phạm vi đó. Hơn nữa, đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán thì Chu trình này có chứa nhiều khoản mục trọng yếu ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

Các công ty kiểm toán khác nhau đều có các phương pháp tiếp cận khác nhau về kiểm toán Chu trình này song các phương pháp tiếp cận đó đều hướng tới tính hiệu quả của phương pháp mà công ty mình thực hiện để đảm bảo thông tin cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính có được những quyết định đúng đắn của mình khi tham gia vào hoạt động kinh doanh nào.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo - ThS. Bùi Thị Minh Hải và các chú, các anh, các chị tại Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam đã giúp em hoàn thành Báo Cáo này.

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu 340 Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam thực hiện (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w