7. Bố cục luận án
4.1.2.2. Cả hai ngơn ngữ cĩ cùng ẩn dụ ý niệm nhưng nhưng được hiện
bằng biểu thức ngơn ngữ khác nhau.:
Các ẩn dụ ý niệm ở tầng bậc thấp của một ẩn dụ tầng bậc cao và đặc biệt các biểu thức ngơn ngữ hiện thực hĩa nĩ cũng thể hiện những đặc trưng khác biệt. Chúng ta cĩ thể lấy ẩn dụ ý niệm NỀN KINH TẾ LÀ MỘT CƠ THỂ SỐNG như
một ví dụ điển hình. Ẩn dụ ý niệm này cùng với các ẩn dụ ý niệm tầng bậc dưới của nĩ xuất hiện trong cả hai ngơn ngữ Anh và Việt; người đọc bản tin ở cả hai ngơn ngữ cĩ thể bắt gặp các ẩn dụ ý niệm tầng bậc thấp như TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE và GIẢI QUYẾT KHĨ KHĂN KINH TẾ LÀ CHỮA BỆNH.
Việc ý niệm hĩa tương đương ở tầng bậc thấp như vậy thường khơng xảy ra trong các bản tin tiếng Anh và tiếng Việt. Khi ý niệm hĩa các vấn đề khĩ khăn trong kinh tế thơng qua các vấn đề về sức khỏe, các tác giả bản tin tiếng Việt cĩ xu hướng sử dụng các lĩnh vực nguồn là các dạng bệnh cụ thể, trong khi các tác giả bản tin tiếng Anh thường sử dụng các triệu chứng bệnh tổng quát, đi kèm theo là các biểu thức như pains [đau đớn], injury [bị thương], weakness [yếu ớt], tired [mệt mỏi],
recovery [bình phục]. Khối ngữ liệu tiếng Anh khơng cho thấy việc sử dụng lĩnh vực gốc là các loại bệnh hay tình trạng sức khỏe xấu như bội thực, ốm vặt, sốt nĩng, di căn. Sự khác biệt này cĩ thể xuất phát từ các yếu tố như ngữ cảnh văn hĩa-xã hội, lịch sử hay các vấn đề con người quan tâm (Kovecses, [74], [76]). Boers [26] cũng cho rằng khả năng sử dụng một lĩnh vực nguồn cĩ sẵn để tham gia quá trình đồ họa ẩn dụ sẽ lớn nếu lĩnh vực ấy cĩ tính nổi trội trong kinh nghiệm hàng ngày của con người.
Ngay cả đối với ẩn dụ chuyển động LÊN-XUỐNG khơng phải lúc nào cũng cĩ sự tương đương về biểu thức ngơn ngữ dùng để hiện thực hĩa nĩ trong hai ngơn ngữ. Ẩn dụ NHIỀU LÀ HƯỚNG LÊN hoặc ÍT LÀ HƯỚNG XUỐNG cĩ thể được cụ thể hĩa qua các biểu thức trong tiếng Anh như climb[trèo], dip [chìm sâu], fall [ngã], perk [ngẩng lên], tumble [ngã]; trong khi đĩ các biểu thức ngơn ngữ của các ẩn dụ này trong tiếng Việt lại rất khác, chẳng hạn như tụt dốc, trượt dốc.
Nhĩm ẩn dụ ý niệm MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN và HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI cũng cho thấy một số ẩn dụ ý niệm cĩ thể tương đương trong hai ngơn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng các biểu thức ẩn dụ cụ thể về mặt ngơn ngữ lại khác nhau.
Bảng 4.7 và 4.8 cho thấy cùng một ẩn dụ ý niệm xuất hiện trong hai ngơn ngữ Anh và Việt nhưng mỗi ngơn ngữ lại cĩ các biểu thức ẩn dụ cụ thể rất khác biệt.
AD MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Biểu thức trong TA Biểu thức trong TV
TIỀN TỆ LÀ CHẤT LỎNG cascade kênh, luồng, cạn
KHUYẾN KHÍCH NỀN KINH TẾ HOẠT ĐỘNG LÀ LÀM CỖ MÁY HOẠT ĐỘNG
fuel cất cánh, tăng tốc
KINH TẾ PHÁT TRIỂN VƯỢT KIỂM SỐT LÀ BONG BĨNG
prick, pop xì hơi, vỡ
NỀN KINH TẾ LÀ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG
crack, walls cửa sổ, mở, đĩng
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ
CHIÊN TRANH tripwire, trigger
án binh, vùng lên
TÌNH TRẠNG KINH TẾ LÀ
TÌNH TRẠNG THỜI TIẾT headwind, tailwind cơn bão, cuồng phong, lốc Bảng 4.7. Các biểu thức ngơn ngữ khác nhau thể hiện cùng nhĩm ẩn dụ ý niệm MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
AD HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI Biểu thức trong TA Biểu thức trong TV
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ
HOẠT ĐỘNG THỂ THAO stymie, nose-dive, poke thổi cịi, nhảy, sân nhà, lấn sân
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ
HOẠT ĐỘNG CỜ BẠC blue-chip, punter, routlette đánh cờ, nước cờ
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LÀ HOẠT ĐỘNG ĂN UỐNG
fork, pie, icing, sour ăn non, khúc xương
Bảng 4.8. Các biểu thức ngơn ngữ khác nhau thể hiện cùng nhĩm ẩn dụ ý niệm HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI
Lấy ẩn dụ KIẾN TRÚC XÂY DỰNG trong bảng 4.1 chẳng hạn. Sự khác biệt giữa hai khối ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt thể hiện ở chỗ nếu như các tác giả bản tin tiếng Anh thường dùng lĩnh vực nguồn KIẾN TRÚC XÂY DỰNG để ý niệm hĩa các lĩnh vực đích trừu tượng như nền tảng, cấu trúc, sự ổn định hay sự thất bại của các hệ thống và đơn vị kinh tế, tác giả các bản tin tiếng Việt thường sử dụng cùng các lĩnh vực nguồn để giải thích, làm rõ các hiện tượng hội nhập, hợp tác kinh tế. Do vậy các ẩn dụ ý niệm trong tiếng Việt cĩ xu hướng nghiêng về các ý niệm “mở cửa”, “đĩng cửa” thường xuyên hơn so với các ẩn dụ ý niệm trong bản tin tiếng Anh.