So sánh-đối chiếu định tính

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh Việt pdf (Trang 147 - 148)

7. Bố cục luận án

4.1.2.So sánh-đối chiếu định tính

Hai khối bản tin kinh tế tiếng Anh và tiếng Việt thể hiện những điểm tương đồng và dị biệt khá thú vị trên cơ sở định tính. Điểm tương đồng lớn nhất giữa hai khối ngữ liệu thể hiện ở việc nền kinh tế nĩi chung và các hoạt động kinh tế nĩi riêng được ý niệm hĩa thành các lĩnh vực giống nhau trong cả hai ngơn ngữ như MƠI TRƯỜNG, HOẠT ĐỘNG CON NGƯỜI, CƠ THỂ SỐNG hay các lược đồ khơng gian. Nĩi cách khác, giữa hai khối bản tin tiếng Anh và tiếng Việt tồn tại sự tương đồng cơ bản ở tầng bậc các ý niệm ẩn dụ, phần lớn các điểm dị biệt xảy ra ở

tầng bậc ngơn ngữ. Các dữ liệu mà luận án xử lí cĩ thể trả lời các giả thuyết mà chúng tơi đã nêu ở phần Dẫn nhập như sau.

4.1.2.1. Cả hai ngơn ngữ chứa cùng ẩn dụ ý niệm được hiện thực hĩa bằng biểu thức ngơn ngữ như nhau.

Hệ thống các ẩn dụ ý niệm KHƠNG GIAN với các ẩn dụ tầng bậc thấp của nĩ và các biểu thức ngơn ngữ tương ứng trong hai khối bản tin khẳng định giả thuyết này. Trong các bản tin kinh tế thuộc cả hai ngơn ngữ Anh – Việt, các ẩn dụ vị trí CAO-THẤP và ẩn dụ chuyển động LÊN-XUỐNG được sử dụng như các cơng cụ thuyết giải các hiện tượng kinh tế trừu tượng, chẳng hạn các ẩn dụ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀ HƯỚNG LÊN và SUY GIẢM KINH TẾ LÀ HƯỚNG XUỐNG, LỢI NHUẬN TĂNG LÀ HƯỚNG LÊN, LẠM PHÁT NHIỀU LÀ HƯỚNG LÊN, CHẤT LƯỢNG XẤU LÀ HƯỚNG XUỐNG. Các biểu thức hiện thực hĩa trên bề mặt ngơn ngữ của các ẩn dụ ý niệm này cũng giống nhau giữa hai ngơn ngữ. Chẳng hạn các biểu thức như ‘bottom’, ‘low’, ‘high’, ‘peak’ trong tiếng Anh cũng cĩ các đơn vị tương đương trong tiếng Việt như ‘đáy’, ‘thấp’, ‘cao’, ‘đỉnh’. Cĩ thể coi ẩn dụ định hướng KHƠNG GIAN cĩ tính chất phổ niệm giữa hai ngơn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Tính phổ niệm này cĩ thể lí giải từ quan điểm cho rằng ẩn dụ KHƠNG GIAN là một trong nhiều ẩn dụ nguyên khởi (Grady [60]), được tạo thành từ mối quan hệ tương liên giữa các kinh nghiệm nhập thân hàng ngày của con người và như thế nĩ cĩ thể cĩ mặt ở nhiều ngơn ngữ. Sự giống nhau về các phép đồ họa ẩn dụ trong hai khối bản tin tiếng Anh và tiếng Việt giúp khẳng định một trong các quan điểm của các nhà ngữ nghĩa học tri nhận như Neumann [95] và Gibbs [55] rằng các phép đồ họa ẩn dụ sẽ cĩ tính phổ niệm nếu liên quan đến các lĩnh vực kinh nghiệm nhập thân.

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ: Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh Việt pdf (Trang 147 - 148)