Đ ây là các cơ quan quản lý về mặt luật pháp, có trách nhiệm đảm bảo cho hoạt động tài chính - ngân hàng diễn ra có trật tự và có kiểm soát, không để rủi ro hệ thống xảy ra. Để thực hiện tốt chức năng quản lý, điều tiết của mình, NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nớc cần:
* Nghiên cứu và hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng
Để tăng tính hiệu qủa của hoạt động kiểm tra, KTNB trong các NHTM hiện nay, điều kiện tiên quyết phải thực hiện là có hệ thống các văn bản pháp quy liên quan, điều chỉnh và quy định chính xác các điều khoản, các quy lợi và nghiã vụ của các bên trong quan hệ tài chính, tín dụng, ngân hàng. Vì thế, NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nớc cần có sự chỉnh sửa, bổ sung, thêm mới hoặc loại bỏ các văn bản pháp luật về lĩnh vực này, đảm bảo:
• Sự thống nhất, không mâu thuẫn nhau về mặt nội dung của các văn bản về hoạt động Kiểm tra, kiểm toán trong nội bộ các ngân hàng.
• Các văn bản phải có tính ổn định tơng đối, phù hợp trong thời gian dài, không nên thay đổi liên tục, gây trở ngại cho công tác Kiểm tra KTNB vì căn cứ pháp luật thay đổi dễ kéo theo sự sai lệch trong nhận định kiểm toán của các nhân viên thực hiện.
• Tính mở của các văn bản cao, có thể bổ sung khi thiết để đảm bảo theo kịp sự thay đổi của thực tế trong hoạt động kiểm tra, KTNB tại các ngân hàng. • Có sự quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ kiểm tra, KTNB.
Đối với các văn bản của các cơ quan chuyên ngành ban hành nh Bộ tài chính, NHNN, Thanh tra Nhà nớc... cũng cần quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận KTNB trong các đơn vị kinh tế và đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đồng thời, các văn bản cần nêu rõ về chức năng kiểm toán của các KTV nội bộ, chỉ rõ phạm vi hoạt động kiểm toán của họ, chức năng kiểm
toán, và quyền hạn của các KTV trong và sau mỗi cuộc kiểm toán tại nội bộ cơ sở.
Với các văn bản đã ban hành mà có những điểm cha phù hợp hoặc không còn đúng với điều kiện mới( bị lạc hậu) thì cần kịp thời bổ sung, thay thế. Các cơ quan chức năng cũng cần ban hành thêm các văn bản quy định mới, các thông t hớng dẫn để tăng cờng hơn nữa vai trò, vị trí của công tác KTNB và các cá nhân thực hiện cũng dễ dàng trong triển khai công việc và có căn cứ pháp luật rõ ràng.
* Các cơ quan giám sát, thanh tra ngân hàng cần phối hợp hoạt động với bộ phận KTNB khi tiến hành các cuộc thanh tra
Các bộ phận thanh tra, giám sát, kiểm toán độc lập và KTNB cùng hoạt động có sự định hớng chung, hỗ trợ lẫn nhau thì nhất định mang lại hiệu quả cao trong tất cả các công tác. Cần có sự quy định cụ thể về sự phối hợp này bởi trong thực tế, nhiều khi các hoạt động trên đây không phối hợp với nhau, hoạt động chồng chéo, lãng phí mà không hiệu quả. Nêu có sự quy định cụ thể thì khi tiến hành bất kì nghiệp vụ nào thì đều cần tinh đến các công tác kia, xem xem có thể sử dụng đợc kết quả nào không, vừa giảm đựơc thời gian mà vẫn hoàn thành tốt công việc.