Những tồn tại của KTNB hoạt động tín dụng tại NHCT Đống Đa

Một phần của tài liệu 67 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 56 - 58)

Mặc dù đã đạt đợc những thành tích nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tín dụng tại đơn vị, công tác KTNB hoạt động tín dụng tại

chi nhánh NHCT Đống Đa vẫn còn những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Những bất cập có thể kể đến là:

Một là, tất cả hoạt động kiểm tra, KTNB của đơn vị đều do kế hoạch của Ban kiểm tra NHCT Việt Nam chỉ đạo, tức là hoạt động kiểm tra không mang tính bất ngờ, các bộ phận đợc kiểm toán đều có sự chuẩn bị trớc, hoạt động của bộ phận KTNB không có sự linh hoạt và chủ động. Do vậy, nhiều vấn đề mà các bộ phận có thể cố tình che đậy thì các KTV không thể phát hiện ra.

Hai là, trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, các KTV nội bộ vẫn cha thể thoát khỏi sự xét đoán cá nhân để khách quan định hớng theo rủi ro, đều này sẽ tạo ra tính chủ quan trong xem xét vấn đề và hạn chế khả năng phán đoán diễn biến sự việc khi có những phát sinh bất ngờ.

Ba là, về các kỹ thuật kiểm toán mà các KTV nội bộ áp dụng rất thủ công và mang nặng tính truyền thống. Đó chủ yếu là kỹ thuật kiểm toán tuân thủ, tốn nhiều thời gian vào việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu, cố gắng phát hiện các sai phạm cụ thể, khó tìm ra các sai phạm tổng quát do không định hớng chung đợc các sai phạm này. Phơng pháp KTNB thờng đợc sử dụng vẫn là chọn mẫu phi xác suất, chọn mẫu thống kê đơn giản, cha có phơng tiện hiện đại để thực hiện kiểm toán. Đặc biệt, với khối lợng công việc rất lớn, kỹ thuật thực hiện lại thô sơ nên nhất định sẽ có những sai sót bị bỏ qua và những lỗi không đựơc tìm ra.

Bốn là, KTNB hoạt động tín dụng vẫn dừng lại ở chức năng kiểm tra, đánh giá mà vẫn cha thể hiện đợc chức năng t vấn cho lãnh đạo trong công tác kiểm soát rủi ro, điều hành hiệu quả hơn đối với hoạt động tín dụng. KTV chỉ tập trung vào việc tìm những sai sót của cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ mà không nhìn nhân đựơc bản chất các sai phạm là gì để có biện pháp hạn chế ngay từ khi bắt đầu.

Năm là, vấn đề nhân sự cũng có những hạn chế nhất định, số lợng nhân viên cha tơng xứng với khối lợng công việc, trình độ bị giới hạn, không có KTV đợc đào tạo chuyên ngành, sự bồi dỡng nghiệp vụ không thờng xuyên và có nhiều khó khăn khác về chế độ, công nghệ đào tạo... Hiện vẫn có cán bộ kiểm toán đi học

tại chức, cha chuyên tâm hết sức cho công việc, thao tác nghiệp vụ còn chậm và không chuyên nghiệp.

Sáu là, vấn đề tổ chức của phòng kiểm tra nội bộ vân chịu sự chi phối quá nhiều của Ban lãnh đạo chi nhánh, tính độc lập bị vi phạm. Tất cả các vấn đề về giao việc, lơng thởng, đề bạt... của các KTV nội bộ vẫn do giám đốc chi nhánh quyết định, phòng kiểm tra vẫn chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc chi nhánh cùng với ban kiểm tra trung ơng của NHCT Việt Nam. Vì thế, các KTV thờng có tâm lý phụ thuộc, dè chừng, khi Ban giám đốc không muốn kiểm toán sâu vào một số vấn đề thì KTV cũng không làm.

Bảy là, bộ phận kiểm tra nội bộ còn phải kiêm nghiệm cả chức năng giải quyết các vấn đề về khiếu nại, tố cáo, tranh chấp... trong ngân hàng và của khách hàng đối với ngân hàng nên hoạt động kiểm toán luôn bị ảnh hởng và chi phối. Nh vậy còn rất nhiều vấn đề trớc mắt cần giải quyết để nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác KTNB hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa lên đúng tầm của nó.

Một phần của tài liệu 67 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 56 - 58)