ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng mục chung, luôn đựơc quan tâm hàng đầu. Trong thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành nghiệp vụ này, theo sát những định hớng kinh doanh chung, chủ động duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, tiếp cận những khách hàng tiềm năng, mở rông các đối tợng khách hàng doanh nghiệp khác, chú trọng hơn nữa cho vay tiêu dùng, hộ sản xuất kinh doanh cá thể cũng nh các đối tợng khác.
Về công tác KTNB hoạt động tín dụng cần củng cố hoàn thiện hơn, bố trí thêm và nâng cao chất lợng nhân sự, tiến hành kiểm toán đột xuất, chuẩn bị tốt các chơng trình kiểm tra, hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao.
3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB hoạt động tín dụng động tín dụng
3.2.1 Hoàn thiện cấu tổ chức hệ thống KTNB trong ngân hàng
Với cơ cấu tổ chức hệ thống KTNB trong ngân hàng hiện nay, nguyên tắc độc lập trong KTNB không đợc tôn trọng, thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng, biến hoạt động kiểm toán này chỉ mang tính hình thức, không mang lại hiệu quả xứng đáng. Để tạo ra tính độc lập cũng nh nâng cao hiệu quả của công tác KTNB nói chung và KTNB hoạt động tín dụng nói riêng, cần có sự thay đổi lại cơ cấu sắp xếp hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong cả ngân hàng. Tức là thay đổi cơ cấu chung của bộ máy kiểm tra từ trên xuống, cần có sự nhìn nhận của Hội đồng quản trị cũng nh Ban giám đốc NHCT Việt Nam trong việc áp dụng mô hình tổ chức mới cho bộ phận này. Sau đây là mô hình đợc cho là phù hợp và đã từng đợc áp dụng thành công tại các ngân hàng khác trên thế giới.
Sơ đồ 3: Mô hình hệ thống tổ chức của bộ phận KTNB trong ngân hàng
Theo mô hình này, hệ thống KTNB đã tách ra, độc lập hoàn toàn với Ban giám đốc cấp chi nhánh, nó trực thuộc cấp quản lý cao nhất trong ngân hàng là Hội đồng quản trị, các bộ phận khác đều có sự độc lập tơng đối, ít có khả năng chi phối hay tạo tác động gì đến bộ phận này.
Ban KTNB tại hội sở chính trực thuộc sự quản lý duy nhất của Hội đồng quản trị ngân hàng, sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác KTNB trong toàn hệ thống. Thờng xuyên chỉ đạo về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, lập và triển khai các kế hoạch KTNB cho Hội sở chính cũng nh tất cả các chi nhánh, trực tiếp thực hiện và theo dõi quản lý các cuộc kiểm toán diễn ra trong toàn hệ thống NHCT.
Các phòng KTNB tại các chi nhánh thực hiện kiểm toán tại chính các cơ sở, phụ trách kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi nhánh đó. Phòng KTNB chịu sự
Hội đồng quản trị
Ban kiểm tra, kiểm toán tại hộ sở chính Ban giám đốc
Ban giám đốc các chi
nhánh toán nội bộ tại các chi Phòng kiểm tra kiểm
quản lý của Ban KTNB trên hội sở chính và chỉ chịu trách nhiệm báo cáo công tác cho cơ quan này. Ban giám đốc cũng nh tất cả các phòng ban khác trong chi nhánh phụ trách đều không có quan hệ gì khác ngoài quan hệ kiểm tra, kiểm soát với phòng KTNB của chi nhánh. Tất cả các công việc KTNB, kế hoạch thực hiện, kết quả kiểm toán, các sai phạm tìm thấy, các kiến nghị, đề xuất, các sáng kiến đóng góp...tất cả đều đợc gửi trực tiếp lên Ban KTNB của Hội sở. Tất nhiên, trứơc và sau mỗi cuộc kiểm toán tại đơn vị cơ sở, các KTV nội bộ đều thông báo với Ban Giám đốc chi nhánh, kể cả kết quả KTNB cũng công khai cho Ban lãnh đạo chi nhánh biết, nhng quan trọng hơn là việc xử lý sẽ đợc trình bày trên Ban KTNB để tổng hợp và báo cáo Hội đồng quản trị.
Các cuộc kiểm toán có thể tiến hành bất ngờ, không báo trớc nhằm chứng kiến hiện trạng thực của các mặt hoạt động tại các đơn vị. Kết quả phản ánh có độ trung thực cao, mang tính khách quan và là tài liệu rất đáng tin cậy cho lãnh đạo ngân hàng biết đợc chính xác tình hình của ngân hàng để có nhứng xử trí phù hợp.
Ngoài ra, Ban KTNB có thể chỉ đạo kiểm toán chéo giữa các chi nhánh với nhau, vừa tăng tính khách quan, vừ tránh đựơc các vấn đề tế nhị trong quan hệ tại đơn vị.
Với mô hình độc lập trên đây của bộ phận KTNB trong các NHTM đã không những giúp tôn trọng tính độc lập khách quan trong kiểm toán mà còn đa ra một lời giải thích hợp cho những bất cập về chất lợng, số lợng và hiệu quả của KTV. Bởi, với sự tập trung về phòng KTNB, các KTV có điều kiện chuyên tâm với công việc, những khoá học bồi dỡng nghiệp vụ tổ chức dễ dàng hơn, đồng thời cũng tận dụng đợc năng lực cho bộ phận nhân sự này.
Tóm lại, thực hiện mô hình KTNB độc lập với tất cả các phòng ban nghiệp vụ khác là rất cần thiết để tăng tính hiệu quả và đặc biệt là tính hiệu lực của công tác KTNB nói chung. Riêng với KTNB hoạt động tín dụng thì mô hình này càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các KTV nội bộ trong việc tiếp cận các hồ sơ và các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng.