Tác động tích cực đối với xã hộ

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 62 - 65)

Thay đổi đặc đim dân cư

o Thay đổi kết cấu dân số theo giới tính

Cơ cấu dân số theo giới tính ở Quận 2 cũng có sự thay đổi: tỉ lệ nữ có xu hướng giảm dù luôn cao hơn tỉ lệ nam (trung bình đạt 51% dân số). Từ khi thành lập đến năm 2007, dân số nữ trong Quận tăng liên tục: từ 47463 người vào năm 1997 tăng lên 67400 người năm 2007, tăng 142%. Tỉ lệ nam giới tuy thấp hơn nhưng lại tăng nhanh hơn: từ năm 1997 đến năm 2007 tăng 145,3%.

Bảng 2.15. Cơ cấu dân số theo giới tính của Quận 2 Năm Dân số (người) Tỉ lệ nữ (%)

1997 91840 51,7 2000 104603 51,2 2000 104603 51,2

2007 131860 51,1

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ thống kê Quận 2)

Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số nữđang dần chậm lại: tỉ lệ nữ giảm dần từ 51,7% năm 1997, đến năm 2007 còn 51,1% dân số.

Do nhu cầu của việc phát triển các ngành dịch vụ, số lao động nữ Quận 2 có xu hướng tăng lên: từ 47481 người năm 1997, tăng lên 67380 người năm 2007. Vào tháng 3 năm 2007, cụm 4 của khu công nghiệp Cát Lái cũng đã được Chính phủ điều chỉnh thành khu dịch vụ phục vụ dân sinh, dịch vụ cảng hàng hải và du lịch sinh thái, tăng nhu cầu việc làm đối với nữ giới. Từđó, sức hút đối với lao động nữ ở các vùng lân cận cũng tăng lên. Ngoài ra, y tế phát triển cũng tạo điều kiện tăng tuổi thọ của giới nữ, khiến tỉ lệ nữ luôn cao hơn so với nam.

o Thay đổi kết cấu lao động

Dân số Quận 2 có sự chuyển dịch kết cấu lao động: giảm tỉ lệ lao động ngành nông lâm ngư nghiệp từ 62% năm 1997 còn 28% năm 2007. Quá trình đô thị hóa tạo điều kiện chuyển dịch kết cấu dân số theo lao động tạo điều kiện nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.

Tăng hiu qu s dng đất

Do đô thị hóa mạnh mẽ nên có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất rõ nét.

Diện tích đất nông nghiệp của Quận 2 có xu hướng giảm, phần lớn được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Năm 1997, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,9% diện tích, đến năm 2007 còn 28%, giảm 1,8 lần. Trung bình mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm hơn 100 ha (Bảng 2.10 – phần Phụ lục).

Các loại đất nông nghiệp giảm không đều: đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm nhiều nhất: từ năm 1997 đến năm 2007 giảm hơn 20 lần. Trong khi đó, diện tích đất lâm nghiệp; đất trồng cây lâu năm và đất ngư nghiệp lại có xu hướng tăng lên: từ 5,1% tăng lên 20,4% năm 2007. Đất lâm nghiệp và cây lâu năm tăng hơn 2,5 lần (năm 1997 đạt 69,25 ha;

đến năm 2007 đạt 167,91 ha;); đất ngư nghiệp tăng gấp đôi sau 10 năm (năm 1997 đạt 61,46 ha; đến năm 2007 đạt 119,99 ha).

Hoạt động nông nghiệp Quận 2 có xu hướng chuyển đất trồng cây hàng năm sang sản xuất các nông sản mang lại giá trị cao hơn, chứng tỏ nông nghiệp phát triển theo hướng hiện

Diện tích đất phi nông nghiệp tăng mạnh: năm 1997 chiếm 50,1%, đến năm 2007 tăng lên 72%, tăng gần 5 lần. Trung bình mỗi năm diện tích đất phi nông nghiệp tăng hơn 500 ha.

Các loại đất phi nông nghiệp tăng không đều. Đất dân cư tăng nhanh và mạnh nhất: Trong 10 năm, diện tích đất dân cư tăng hơn 3 lần (từ 9,6% tăng lên 30,8%), chủ yếu tăng ở

nhóm đất dân cưđô thị.

Đất chuyên dùng có xu hướng giảm nhẹ ( từ 21,2% năm 1997, đến năm 2007 giảm còn 20%). Trong đó, loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thuộc nhóm đất này vẫn tăng nhanh và liên tục (từ 1,6% năm 1997 tăng lên 38,1% năm 2007, tăng 22 lần).

Nhìn chung, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Quận 2 đang thay đổi theo hướng tích cực: giá trị sử dụng đất tăng lên nhờ việc chuyển đất nông nghiệp sang đất dân cư và sản xuất phi nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng chuyển dịch mục đích sử dụng đất những năm qua ở Quận 2 phù hợp với

định hướng mở rộng nội thành theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa vùng ven Tp. Hồ

Chí Minh.

Sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được thể hiện rõ qua hình 2.12.

Nâng cao cht lượng cuc sng

o Tăng thu nhập bình quân đầu người

Quá trình đô thị hóa thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp thu nhập bình quân của người dân Quận 2 tăng lên rõ rệt sau 10 năm: từ 9,7 triệu đồng/người năm 1997 tăng lên 95 triệu

đồng/người năm 2007, tăng gần 10 lần.

Thu nhập đầu người Quận 2 cao hơn so với bình quân của thành phố: năm 2007, thu nhập bình quân đầu người Quận 2 gấp 2,7 lần so với mức trung bình của thành phố. Tốc độ

tăng thu nhập bình quân Quận 2 cũng nhanh hơn so với thành phố: từ năm 2000 đến năm 2007, tăng 6,2 lần. Trong khi đó, tốc độ tăng thu nhập bình quân thành phố chỉ đạt 2,38 lần từ năm 1997 đến 2007. Bảng 2.16. Một số chỉ tiêu Quận 2 so với thành phố (Theo giá hiện hành) 1997 2000 2005 2007 Tổng giá trị sản xuất Quận 2 (tỉđồng) (Theo giá hiện hành) 897,42 1602,98 5773,95 12533,93 Tỉ trọng so với Tp. HCM (%) – 3,0 3,5 5,5 Dân số (người) 91840 104605 126086 131862 Tỉ trọng so với Tp. HCM (%) – 2,0 2,0 2,0

Thu nhập bình quân/người Quận 2 (đồng)

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 62 - 65)