15 Đông Nam Củ Chi –
3.1.2. Định hướng phát triển không gian đô thị Tp.Hồ Chí Minh
Định hướng phát triển Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025 phải gắn kết với các đô thị
khác trong vùng như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), Thủ Dầu Một, Dĩ An (Bình Dương), Trảng Bàng (Tây Ninh), Đức Hòa, Bến Lức, Tân An (Long An); không phát triển đô thị trong khu dự trữ sinh quyển 33000 héc ta ở Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn Bình Chánh, Củ Chi.
Ngoài khu vực nội thành hiện hữu và mở rộng sang khu đô thị Thủ Thiêm, các hướng phát triển của khu vực ngoại vi, Tp. Hồ Chí Minh sẽ trở thành một siêu đô thị, là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, khoa học kĩ thuật, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ tiên tiến không chỉ của Việt Nam mà còn đối với Đông Nam Á. Với định hướng đó, thành phố
cần bổ sung thêm hướng tây, tây – nam và mở rộng ra cả 4 phía gồm:
– Đông bắc: Kết nối với tỉnh Đồng Nai qua 2 trục: Xa lộ Hà Nội và đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, biến sân bay Long Thành thành cửa ngõ quốc tế về hàng không của Tp. Hồ Chí Minh. Dọc theo trục phát triển này sẽ hình thành các khu đô thị mới, trung tâm giáo dục (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), trung tâm về công nghệ (khu công nghệ
– Tây bắc: Bao gồm các Huyện Hóc Môn, Củ Chi và Quận 12. Khu vực này sẽ là cửa ngõ quốc tế vềđường bộ của Tp. Hồ Chí Minh thông qua trục đường Xuyên Á, nối với Tây Ninh và Campuchia... Đồng thời, kết nối với các đô thị vệ tinh như Thủ Dầu Một (Bình Dương), Biên Hoà (Đồng Nai) và Đức Hoà (Long An) bằng hệ thống đường vành đai. Định hướng phát triển của trục này là các khu đô thị mới (trong đó có khu đô thị mới Tây Bắc, diện tích 6000ha), dịch vụ du lịch sinh thái (dọc theo sông Sài Gòn) và các ngành công nghiệp sạch.
– Tây nam (hướng mới), kết nối với Long An qua Quốc lộ 1A và đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương (Tiền Giang). Dọc theo các hướng phát triển nhà sẽ là các đô thị vệ tinh ở Bình Chánh, Bến Lức (Long An) và xa hơn là Tân An (Long An) và Mỹ Tho (Tiền Giang).
– Hướng nam: phát triển ra biển Cần Giờ qua trục đường Nguyễn Hữu Thọ. Dọc hướng phát triển này sẽ là 2 khu đô thị Nam Sài Gòn (2600ha) và khu đô thị cảng Hiệp Phước (2000ha).
Đối với khu nội thành cũ:
– Giữ nguyên hiện trạng, hạn chế phát triển tầng cao, tập trung vào việc nâng cấp hệ
thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị. Quỹđất có được từ việc di chuyển các công trình sản xuất gây ô nhiễm không phù hợp qui hoạch sẽ dành để đầu tư cho việc phát triển nhà ở và công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ và cây xanh.
– Qui hoạch, cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ: ngoài ba khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan tại khu trung tâm hiện hữu Quận 1, Quận 3; khu vực Chợ Lớn – Quận 5; khu vực Bà Chiểu – Quận Bình Thạnh thì các khu vực còn lại cần qui hoạch, cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới một số khu phố theo hướng giữ nguyên dân số, tăng tầng cao, tăng hệ số sử dụng đất và giảm mật độ xây dựng để dành quĩ đất phát triển các công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ và cây xanh. Đặc biệt, lưu ý về qui hoạch phát triển khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa.
Khu vực ngoại thành:
– Thành phố tập trung phát triển hai khu đô thị mới qui mô lớn là khu đô thị Tây Bắc – Củ Chi, Hóc Môn với diện tích khoảng 6000ha và khu đô thị cảng Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè diện tích khoảng 1600ha. Ở hướng phía Bắc thuộc Hóc Môn và Củ Chi sẽ phát triển thêm một số khu dân cư mới gắn với thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp tập trung. Hướng Tây thuộc Bình Chánh và hướng Nam thuộc Nhà Bè có một số khu dân cư mới theo
dạng cụm dân cưđể phù hợp với điều kiện địa chất thủy văn, bảo vệ hệ thống sông rạch… bảo vệ quĩ đất dự trữ, đất nông nghiệp và cấm xây dựng tại những khu vực dự trữ sinh quyển, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ…
Qui mô dân số: Đến năm 2025, Tp. Hồ Chí Minh sẽổn định ở mức 10 triệu người. Phân bố dân cư: Khoảng 4 – 4,5 triệu người ở khu vực nội thành mở rộng và các quận mới 2,8 – 2,9 triệu người, còn lại là ngoại thành.
Với yêu cầu phải có một sự liên kết chặt chẽ về hạ tầng với các tỉnh trong khu vực trọng điểm phía nam, qui hoạch giao thông được chú trọng đúng mức. Giao thông đô thị Tp. Hồ Chí Minh cần được quy hoạch theo quan điểm “thành phố mở”, nối liền các đô thị vệ
tinh, các khu công nghiệp tập trung, cảng biển, sân bay và gắn kết chặt chẽ với các tỉnh trong khu vực để hỗ trợ nhau phát triển, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế – xã hội tổng hợp của toàn vùng.
Đảm bảo tới năm 2020 đất xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm giao thông
động và giao thông tĩnh phải đạt bình quân 20% – 25% đất đô thị (tính cho khu vực nội thành). Phát triển vận tải hành khách công cộng là nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo tỉ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2010 là 30% và đến năm 2020 là 50% nhu cầu đi lại.
Giao thông đường bộ: Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường tạo sự thông suốt trong thành phố cũng như nối thành phố với các tỉnh lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm như:
+Đường vành đai:
–Xây dựng khép kín đường vành đai 1 với tổng chiều dài 56 km theo các trục và các điểm khống chế: Ngã tư Bình Thái – cầu Bình Lợi mới – sân bay Tân Sơn Nhất –
đường Hoàng Văn Thụ – ngã tư Bảy Hiền – Võ Thành Trang – Hương lộ 2 cắt đường Đông – Tây – đường Nguyễn Văn Linh – qua cầu Phú Mỹ – cắt đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây đến ngã tư Bình Thái thành đường đô thị cấp I, 6 – 10 làn xe, chiều rộng 60 – 120 m, trong đó đoạn đã có tuyến đạt tiêu chuẩn là 12,4 km, đoạn đã có tuyến nhưng chưa đạt tiêu chuẩn là 4,0 km và đoạn chưa có tuyến là 39,6 km. Riêng đoạn từ công viên Chiến Thắng – Võ Thành Trang – Hương lộ 2 – giao lộ Ngã tư bốn xã trước mắt mở rộng thành 4 làn xe, lộ giới 32 m sau năm 2010 sẽ xây dựng tiếp 4 làn xe trên cao.
–Xây dựng khép kín đường vành đai 2 với tổng chiều dài 65 km theo các trục và các điểm khống chế: ngã ba Gò Dưa – ngã tư Bình Phước – ngã tư An Sương – cắt đường
Đông – Tây – đường Nguyễn Văn Linh – cầu Phú Mỹ – cắt đường cao tốc Sài Gòn – Long Thành – Dầu Giây – ngã tư Bình Thái – đường Kha Vạn Cân – ngã ba Gò Dưa thành đường
đô thị cấp I, 8 – 10 làn xe, chiều rộng 120 m, hoàn thành năm 2009 – 2010, trong đó đoạn
đã có tuyến đạt tiêu chuẩn là 38,5 km, đoạn đã có tuyến nhưng chưa đạt tiêu chuẩn là 5,5 km và đoạn chưa có tuyến là 21,5 km.
–Xây dựng đường vành đai 3 với tổng chiều dài khoảng 83 km theo các hướng:
Điểm nối vào đường cao tốc phía Nam tại khu vực huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai – khu vực Ngã ba Tân Vạn – đường nhánh phía Tây vành đai Biên Hòa dự phóng, phía Nam thị
trấn Búng tỉnh Bình Dương – phía Bắc thị trấn Hóc Môn – cắt quốc lộ 22 – theo hướng của
đường Đặng Công Bỉnh – đường Thanh Niên (dọc kênh An Hạ, gần nông trường Nhị Xuân, nông trường Lê Minh Xuân) – đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương, nối vào điểm đầu
đường cao tốc liên vùng phía Nam tại khu vực huyện Bình Chánh thành đường cấp I, 6 – 8 làn xe, hoàn thành khoảng năm 2015.
–Xây dựng đường vành đai 4 nối các đô thị vệ tinh liền kề Tp. Hồ Chí Minh với tổng chiều dài khoảng 152 km theo các hướng: phía Đông thị trấn Trảng Bom tỉnh Đồng Nai – phía Bắc thị xã Thủ Dầu Một – thị trấn Củ Chi – thị trấn Đức Hòa – nối vào đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương tại khu vực thị trấn Bến Lức – QL 50 – cụm cảng Hiệp Phước thành đường cấp I, 4 – 6 làn xe, hoàn thành khoảng năm 2020.
+6 trục hướng tâm đối ngoại:
–Cải tạo, nâng cấp các quốc lộ hướng tâm hiện tại:Quốc lộ 1 phía Đông đoạn ngã 3 Vũng Tàu – nút giao thông Bình Thái 6 làn xe; quốc lộ 1 đoạn ngã 3 chợ Sặt – cầu Hóa An – nút Linh Xuân – nút giao Kha Vạn Cân 4 làn xe; quốc lộ 13 đoạn Thủ Dầu Một – nút giao thông Bình Phước 6 làn xe; quốc lộ 22 đoạn Củ Chi – nút giao thông An Sương 6 – 8 làn xe; quốc lộ 1 phía tây đoạn Long An – An Lạc 4 – 6 làn xe. Cải tạo, nâng cấp QL 50 từ
Tp. HCM đi Gò Công 4 làn xe, riêng đoạn từđường vành đai 2 vào thành phốđược cải tạo nâng cấp thành đường đô thị và xây dựng mới tuyến song hành 4 làn xe.
–Xây dựng các đường cao tốc song hành với quốc lộ hướng tâm có lưu lượng lớn:
Tp. HCM – Vũng Tàu; Tp. HCM – Long Thành – Dầu Giây – Đà Lạt; Tp. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; Tp. HCM – Củ Chi – Mộc Bài; Tp. HCM – Trung Lương – Cần Thơ;
đường cao tốc liên vùng phía Nam Tp. HCM – Nhơn Trạch – sân bay Long Thành.
–Cải tạo một số đường tỉnh để hỗ trợ cho các tuyến quốc lộ hướng tâm: đường tỉnh 43 đoạn giáp ranh tỉnh Bình Dương đến nút giao Gò Dưa 6 làn xe; đường tỉnh 12 đoạn Lái Thiêu – ngã tư Ga 4 làn xe; đường tỉnh 16 đoạn Cầu Phú Cường – đường vành đai 2, 4 làn xe; đường tỉnh 15 đoạn Hóc Môn – Quang Trung 4 làn xe; đường tỉnh 10 đoạn vành đai
2 – vành đai 4, 4 làn xe; đường liên tỉnh 15 đoạn đường Rừng Sác – cầu Tân Thuận 4 làn xe; các đường tỉnh 7, 8, 9 ở hai huyện Hóc Môn, Củ Chi 4 làn xe. Xây dựng mới trục Tây – Bắc đoạn Hậu Nghĩa – khu công nghiệp Vĩnh Lộc 6 làn xe.
Thành phố cũng tiến hành nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện các tuyến tỉnh lộ hướng tâm nhằm hỗ trợ các tuyến hướng tâm đối ngoại và hoàn thiện các đường chính trong thành phố như:
+Xây dựng 4 tuyến đường trên cao:
+Tuyến 1: Cộng Hòa – Bùi Thị Xuân – kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và tiếp đất tại
đường Nguyễn Hữu Cảnh.
+Tuyến 2: kênh Nhiêu Lộc (nhánh thuộc tuyến số 1) đến ngã tưđường Bình Thới và Lãnh Binh Thăng; đoạn 2 từ ngã tư đường Bình Thới và Lãnh Binh Thăng đến đầu đường Chiến Lược; đoạn 3 từđường Chiến Lược đến đường Vành đai 2.
+Tuyến 3: từ điểm giao với tuyến số 2 – Lê Hồng Phong – Lý Thái Tổ – Nguyễn Văn Cừ – Lê Văn Lương – Nguyễn Văn Linh.
+Tuyến 4: từ nút giao thông Bình Phước – Vườn Lài – Nguyễn Xí – Đinh Bộ Lĩnh –
Điện Biên Phủ nối vào tuyến số 1.
Ngoài ra, thành phố còn xây dựng thêm 19 cầu đường bộ vượt sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu và hầm qua sông Sài Gòn (hầm đường bộ và hầm metro). Bên cạnh
đó, khu trung tâm thành phố sẽ có khoảng tám bãi đậu xe ngầm kết hợp trung tâm thương mại và khoảng bốn bãi để xe nhiều tầng.
Về hệ thống giao thông trong thành phố, sẽ có thêm 6 tuyến xe bus: +Tuyến 1: Bến Thành – Suối Tiên.
+Tuyến 2: Bến xe Tây Ninh – bến xe Miền Đông – bến xe Miền Tây. +Tuyến 3: Công viên phần mềm Quang Trung – Bến Thành.
+Tuyến 4: Cầu Sài Gòn – đại lộ Nguyễn Văn Linh – Cần Giuộc (Long An). +Tuyến 5: Bến xe Miền Tây – Công viên phần mềm Quang Trung.
+Tuyến 6: Phú Lâm – Bà Quẹo.
Những tuyến xe công cộng này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân thành phố.
Giao thông đường sắt: nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất đoạn Trảng Bom – Bình Triệu và đoạn Bình Triệu – Hòa Hưng. Trong đó đoạn Bình Triệu – Hòa Hưng chuyển chức năng thành đường sắt đô thị (đi ngầm hoặc trên cao). Xây dựng mới hai tuyến đường
sắt đi Biên Hòa và Lộc Ninh, hai tuyến đường sắt chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia
đến cảng Hiệp Phước và Cát Lái. Xây dựng 13 ga trong khu đầu mối đường sắt. Mặt khác có 6 tuyến tàu điện ngầm (metro) xuyên tâm và vành khuyên: +Tuyến 1: Bến Thành – Suối Tiên.
+Tuyến 2: Bến Thành – Bình Tây – Phú Lâm – An Lạc. +Tuyến 3: Bến Thành – Gò Vấp.
+Tuyến 4: Bến Thành – ThủĐức – Biên Hòa.
+Tuyến 5: từ bến xe Cần Giuộc (Long An), chạy dọc theo Quốc lộ 50 và qua các
đường Tùng Thiện Vương, Lý Thường Kiệt, Hoàng Văn Thụ, Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng,
Điện Biên Phủ, cầu Sài Gòn và kết thúc tại Thủ Thiêm – quận 2.
+Tuyến 6: từ Bà Quẹo (Quận Tân Bình, Tân Phú), chạy dọc theo đường Âu Cơ, Lũy Bán Bích, Tân Hóa và vòng xoay Phú Lâm – quận 6).
(Nguồn: Trung tâm qui hoạch Tp.Hồ Chí Minh)
Ngoài ra, thành phố cũng sẽ xây dựng ba tuyến xe điện chạy trên mặt đất hoặc monorail:
+Tuyến 1: – Bế +Tuyến 2: .
+Tuyến 3:
Giao thông thủy: Di dời Tân cảng, xí nghiệp liên Hiệp Ba Son, cảng Nhà Rồng và cảng Khánh Hội, cảng Tân Thuận Đông, cảng rau quả và cảng Bến Nghé. Đầu tư xây dựng khu cảng Cát Lái, khu Hiệp Phước. Tổng công suất cụm cảng khu vực Tp. Hồ Chí Minh khoảng 200 triệu tấn/năm. Hệ thống giao thông đường thuỷ và cảng được bố trí dọc sông Lòng Tàu, tổng công suất các cảng là 100 triệu tấn/năm (hiện nay là 26 triệu tấn/năm).
Đường hàng không: Cải tạo, nâng công suất cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 20 triệu hành khách/năm để trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới, hoạt động 24/24 giờ. Chính phủ đã kiến nghị xây dựng sân bay quốc tế Long Thành từ năm 2010.