Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 27 - 34)

Quá trình đô thị hóa có những tác động tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống kinh tế xã hội – môi trường.

Dân cư nông thôn tập trung vào đô thị mang theo những thói quen sinh hoạt của vùng nông thôn và lối sống nông nghiệp. Ngoài ra, nguồn lao động này chưa qua đào tạo, gây ra nhiều khó khăn đối với việc qui hoạch, phát triển đô thị cũng như phát triển kinh tế. Vấn đề

này không riêng gì của các đô thị Việt Nam, mà cũng là vấn đề của đô thị nhiều nước phát triển, làm cho không gian và cấu trúc đô thị bị phá vỡ.

Tc độ tăng trưởng kinh tế không n định

Quá trình đô thị hóa dù có tác động giúp kinh tế phát triển nhanh chóng, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ làm tốc độ phát triển kinh tế không ổn định, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Quá trình đô thị hóa làm tăng số vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, nhưng lại khiến kinh tế các khu vực này dễ bị phụ thuộc vào các nước đầu tư.

Lao động là dân nhập cư tại các vùng đô thị chiếm tỉ lệ cao. Nguồn lao động này thường không ổn định. Khi các đô thị mới được hình thành tại các vùng nông thôn, những lao động này thường chọn ở lại quê hương để làm việc, dù mức lương có thấp hơn so với tại

đô thị lớn. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt tại các đô thị lớn quá đắt đỏ, khiến cuộc sống của người lao động phổ thông tại đây cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến hiện tượng thiếu nguồn lao động sau những dịp nghỉ lễ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp tại đô thị lớn, làm tăng trưởng kinh tế tại các đô thị không ổn định.

Sản phẩm của các quốc gia đang phát triển có sức cạnh tranh kém trên thị trường thế

giới do kinh tế chưa phát triển theo chiều sâu. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa còn chậm do khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Tỉ lệ tăng của các ngành công nghiệp – dịch vụ chưa bao hàm các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao. Ngành công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công với công nghệ lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ, thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn do thiếu cán bộ quản lí và công nhân kĩ thuật giỏi. Các ngành dịch vụ cao cấp như tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông tuy có tăng trưởng nhưng chưa thể hiện hết tiềm năng và thế mạnh. Các ngành dịch vụ cấp thấp tuy phát triển nhanh chóng nhưng do đạt giá trị thấp, chưa tạo được sức tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các đô thị.

Gia tăng khong cách giàu nghèo

Trong quá trình đô thị hóa, chất lượng cuộc sống của phần lớn dân cưđô thị tuy được nâng lên nhưng lại không đều giữa các tầng lớp dân cư. Quá trình đô thị hóa khiến ngày càng nhiều lao động chuyển từ nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp hoặc tham gia vào đội ngũ lao động tự do như bán hàng rong, làm thuê… Đa số

những lao động này không có trình độ tay nghề và chuyên môn cao nên có cuộc sống không

ổn định. Ngoài ra, bộ phận dân cư nằm trong diện giải tỏa, tái định cư cũng gặp khó khăn trong việc ổn định thu nhập. Mặt khác, sự phân hóa giàu nghèo còn do sự khác biệt về nghề

nghiệp, như lao động trong các ngành dịch vụ, kinh doanh thường có thu nhập cao hơn các ngành khác. Trong quá trình đô thị hóa, những người biết đầu tư thường giàu lên nhanh chóng, còn những người không có vốn hoặc có vốn nhưng không biết kinh doanh (những người thuộc diện đền bù hoặc bán đất…), sau một thời gian sẽ rơi vào tình trạng tái nghèo hoặc nghèo đi. Điều này làm khoảng cách giàu nghèo tăng lên.

Hiện nay, Tp. Hồ Chí Minh vẫn còn khoảng 5% dân số thành phố có mức thu nhập khoảng 350USD/người/năm. Ngược lại, một bộ phận dân cư có trình độ cao có thểđạt mức lương hàng ngàn USD mỗi tháng.

Phân hóa giàu nghèo ở thành phố còn thể hiện rõ nét qua chất lượng nhà ở của người dân. Các khu dân cư mới hoặc ở các vùng trung tâm, phần lớn tầng lớp thượng lưu sống trong các khu nhà sang trọng, với giá trị lên đến hàng chục tỉ đồng. Trong khi đó, các khu vực lân cận, người dân nghèo sống trong các khu nhà ổ chuột, thể hiện rõ nét sự phân hóa giàu nghèo trong quá trình đô thị hóa.

Tiện nghi sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng phản ánh sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn ở thành phố.

Sc ép lên cơ s h tng đô th

Quá trình đô thị hóa tạo sức hút mạnh mẽ dân nhập cư tới do đô thị tạo nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư, tạo đời sống tiện nghi… Tuy nhiên, sự nhập cưồạt vào các đô thị lớn tạo sức ép lên cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật đối với đô thị các nước đang phát triển như vấn đề nhà ở, giao thông vận tải – thông tin liên lạc, điện – nước, giáo dục… cũng như gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

o Thiếu thốn nhà ở

Cùng với quá trình đô thị hóa, dân số tại các đô thị ngày càng đông, gây khó khăn về

vấn đề nhà ở. Bên cạnh đó, việc qui hoạch đền bù, bồi thường cho các hộ bị giải tỏa chưa hợp lí cũng làm nhiều hộ dân không có nhà ở. Ngoài ra, sau giải tỏa, việc xuất hiện nhiều khu dân cư, khu ổ chuột tự phát, tái lấn chiếm diện tích đất qui hoạch… là vấn đề mà các đô thị cần giải quyết, trong đó có Việt Nam. Do đó, khi nghiên cứu qui hoạch đô thị, cần đền bù hợp lí và tạo điều kiện cho người dân ổn định nơi cư trú.

Ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị Việt Nam nói chung, bên cạnh các khu dân cư mới, hiện đại còn rất nhiều khu nhà ổ chuột nhếch nhác, đặc biệt tại các quận vùng ven và dọc theo tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Vì thế, Chính quyền cần có chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp và xây dựng chính sách đền bù, giải tỏa hợp lí để người dân có thể tái định cư sau qui hoạch.

Việc chuyển đổi quá trình sử dụng đất hiện nay ở các khu đô thị còn gặp nhiều bất cập: quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa được quản lí chặt chẽ khiến một bộ

phận dân cư sau khi qui hoạch, từ có nhà cửa chuyển thành không nhà. Điều này làm cho đô thị hóa lộ rõ mặt tiêu cực và tác động không nhỏđến đời sống người dân.

o Sức ép đối với giao thông vận tải – thông tin liên lạc

Giao thông vân tải là cơ sở phát triển đô thị trong quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, giao thông ở các đô thị lớn và ở các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn do dân số tăng quá nhanh trong khi việc xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng chưa tương xứng. Đối với nhiều nước đang phát triển nói chung và Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, việc xây dựng nhà cửa chưa theo qui hoạch, mang tính chất tự phát gây cản trở cho việc xây dựng cơ sở hạ

tầng. Ví dụ: tình trạng qui hoạch chưa chi tiết khiến nhiều khu dân cư mới chưa được xây dựng hệ thống giao thông một cách đồng bộ.

Vấn đề giao thông đô thị hiện nay gồm tình trạng ách tắc giao thông do đường sá hẹp, xấu; do sửa chữa thường xuyên và còn do ý thức về giao thông của người dân còn kém.

Vấn đề này thể hiện rất rõ nét ở Tp. Hồ Chí Minh: Tình trạng các tuyến đường bị đào bới liên tục trong thời gian dài gây ách tắc giao thông nghiêm trọng vào các giờ cao điểm. Nguyên nhân là do hệ thống cơ sở hạ tầng nhưđiện, nước, cáp viễn thông… vẫn chưa hoặc

đang trong quá trình xây dựng xong dù cho các khu dân cưđã hoàn thành.

Ở các quận vùng ven, việc hình thành các khu nhà ở tự phát trong khu dân cư mới khi hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh cũng khiến cho quá trình qui hoạch phát triển đô thị gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này tạo thành vòng luẩn quẩn giữa xây dựng khu dân cư

và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tiếp diễn, ảnh hưởng đối với quá trình phát triển đô thị và nâng cao đời sống người dân.

Hệ thống đường dây điện, dây cáp viễn thông và truyền hình của thành phố được thiết lập từ rất lâu. Hiện nay, nhu cầu phát triển ngày càng tăng cùng sự gia tăng dân số

dỡ hệ thống cũ gặp nhiều khó khăn, cũng như việc thực hiện hệ thống ngầm đồng bộ giữa các ngành chưa khả thi. Vì thế, các trụđiện, đường dây cáp, dây điện trở nên quá tải. Điều này không những làm giảm mĩ quan đô thị mà còn gây nguy hiểm rất lớn đối với người dân khi có các sự cố như sấm, sét, bão….

Quá trình đô thị hóa làm dân cư ngày càng đông, khu dân cư lại xây dựng chậm và các khu công nghiệp phân bố chưa hợp lí tạo sức ép lớn đối với giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Vì thế, cần điều chỉnh lại sự phân bố khu dân cư – khu công nghiệp và giao thông vận tải cho phù hợp để giảm sức ép đối với cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng của các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân đô thị.

o Khó đáp ứng nhu cầu điện nước cho sản xuất, sinh hoạt.

Nhu cầu điện nước cho sinh hoạt và sản xuất trong đô thị là rất lớn. Hiện nay, nhu cầu này đã được đáp ứng ở mức độ cao. Tuy nhiên, nhiều đô thị ở các nước đang phát triển nói chung và ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, nhu cầu điện nước của người dân vẫn không

được đảm bảo đầy đủ, thường xuyên. Ở Tp. Hồ Chí Minh, tình trạng mất điện luân phiên vào mùa khô vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Tình trạng thiếu nước sạch cũng như nguồn nước bị nhiễm bẩn vẫn thường xuyên xảy ra ở nhiều quận vùng ven và ngoại thành. Đối với các huyện như Cần Giờ, Nhà Bè, do chưa có đường ống, chưa được cung cấp nước ngọt nên tình trạng thiếu nước ngọt rất trầm trọng.

Một vấn đề khác tồn tại trong nhiều năm qua, cho đến nay vẫn chưa được khắc phục là việc hệ thống thoát nước mưa, nước thải sản xuất và sinh hoạt hoạt động chưa hiệu quả, gây ra tình trạng ngập nước thường xuyên vào mùa mưa. Tình trạng này còn do hệ thống thoát nước của thành phốđã quá tải, các kênh thoát nước đã bị san bằng hoặc thu hẹp, làm các điểm ngập trong thành phố ngày càng tăng và nghiêm trọng hơn. Điều này chứng tỏ qui hoạch của thành phố chưa đạt hiệu quả.

o Sức ép lên giáo dục

Quá trình đô thị hóa cũng gây khó khăn đối với giáo dục và dân số tăng quá nhanh.

Đối với các quận huyện của đô thị lớn, tình trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên cũng như

trang thiết bị phục vụ giảng dạy vẫn còn. Trình độ dân cư, người lao động ở các đô thị

chênh lệch rất lớn. Bên cạnh nguồn nhân lực có trình độ cao chiếm tỉ lệ khiêm tốn thì nguồn lao động với trình độ thấp lại khá đông. Trong đó, nhiều lao động không đủ điều kiện làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp dẫn đến tình trạng thất nghiệp, gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Vì thế, Chính quyền địa phương cần có chương trình đào tạo, nâng cao trình độ học vấn cho

người dân, tạo việc làm cho số lao động thất nghiệp cũng nhưđầu tư cơ sở hạ tầng, giúp họ

cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ô nhim môi trường, cn kit tài nguyên

Môi trường là vấn đềđáng quan tâm trong quá trình đô thị hóa, đặc biệt với các nước

đang phát triển. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai đang ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân của hiện trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của người dân, các doanh nghiệp còn thấp. Ngoài ra, do luật môi trường chưa chặt chẽ và chưa được thực thi nghiêm minh cũng khiến tình trạng môi trường suy thoái nặng nề hơn.

Đối với Tp. Hồ Chí Minh, hệ thống kênh rạch trong thành phố hầu hết đều bị ô nhiễm nghiêm trọng do nguồn chất thải chưa qua xử lí tại các nhà máy, xí nghiệp đổ ra. Ngoài ra, nguồn nước thải do sinh hoạt cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng làm nguồn nước ngầm đang bị hạ thấp và đang trong tình trạng báo động.

Do qui hoạch chưa hợp lí, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng trong nội thành thành phố, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Tình trạng này là một trong những vấn đề nan giải không chỉ với Tp. Hồ Chí Minh mà còn đối với các đô thị trên cả nước, vì ảnh hưởng, thiệt hại của nó là rất lớn và khó khắc phục.

Hàm lượng các chất ô nhiễm ở các khu công nghiệp – khu chế xuất của Tp. Hồ Chí Minh thải vào môi trường hàng ngày khoảng 15 tấn bụi, 150 tấn S02, 10 tấn NOx, 4,6 tấn CO và CO2. Theo số liệu thống kê năm 2003, hàm lượng các chất ô nhiễm thải ra sông khoảng 75 tấn SS, 46 tấn BOD5, 107 tấn COD/ngày đêm [25].

Tổng lượng chất thải rắn của thành phố ước tính khoảng 3924 tấn/ngày, trong đó lượng chất thải nguy hại khoảng 705 tấn/ngày và ngày càng tăng lên. Cũng theo thống kê năm 2003, nguồn nước thải bệnh viện chỉđược xử lí tại khoảng 24/34 đơn vị y tế trực thuộc trung ương và thành phố. Nước thải đô thị hầu như chưa có hệ thống xử lí tập trung, khiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh các nguồn gây ô nhiễm như sản xuất, sinh hoạt, y tế, môi trường còn bị suy thoái do ảnh hưởng của giao thông. Với sự hoạt động của hơn 2,3 triệu xe gắn máy 2 và 3 bánh (tốc độ tăng trung bình 17%/năm), gần 160000 ô tô các loại (tăng bình quân 12%/năm), trong đó xe buýt với hơn 2300 xe và ý thức của người dân chưa cao, giao thông cũng gây ảnh hưởng lớn đối với tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Nhìn chung, ô nhiễm môi trường ở Tp. Hồ Chí Minh là một trong những hệ lụy của quá trình đô thị hóa quá nhanh và chưa hợp lí.

Qui hoch và qun lí đô th gp nhiu khó khăn

Qui hoạch đô thị là việc tổ chức không gian đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kĩ

thuật, công trình hạ tầng xã hội để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị. Qui hoạch đô thị còn phải bảo đảm sưkết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển đô thị bền vững, được thể hiện thông qua

đồ án qui hoạch đô thị.

Việc lập và thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị tuân theo trình tự sau: + Lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị.

+ Lập đồ án quy hoạch đô thị.

+ Lấy ý kiến vềđồ án quy hoạch đô thị.

+ Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị.

Quá trình qui hoạch đóng vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa, nhưng ở các

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 27 - 34)