Tác động tiêu cực đối với xã hộ

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 79 - 83)

9771559 15324417 45794470 95054830 Thu nhập bình quân/người Tp.

2.4.2.Tác động tiêu cực đối với xã hộ

Lao động và vic làm

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. Hiện nay, số lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp từ 62% dân số năm 1997, giảm còn 28% năm 2007, giảm 2,2 lần. Tỉ lệ

này cao hơn nhiều so với thành phố (3,6% năm 2007).

Quá trình đô thị hóa thu hút dân cư và lao động, dẫn đến tình trạng dân số tăng nhanh, tạo sức ép lớn đối với lao động, việc làm. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn lao động nhập cư không đủ trình độ để làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp. Những lao động này chỉ

tham gia vào công việc thời vụ như phụ hồ, ve chai, bán hàng rong…, gây ảnh hưởng rất lớn

đến tiến độ phát triển kinh tế chung của Quận cũng như gây nên nhiều vấn đề xã hội như mĩ

quan đô thị, tệ nạn xã hội…

Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa, vấn đề qui hoạch, giải tỏa, di dời cũng tác động đến một bộ phận dân cư địa phương không có việc làm ổn định. Những hộ

gia đình này phần lớn không có chỗở cốđịnh, sống tạm bợ trong những khu dân cư tự phát, khiến công việc của họ không ổn định. Việc di dời cũng khiến nhiều người phải chuyển đổi công việc, gây xáo trộn đời sống của người dân.

Việc di dời này cũng ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động tại các nhà máy, xí nghiệp trong Quận khi công nhân nghỉ việc để chuyển nơi ở, cũng như tốn chi phí đào tạo

đội ngũ lao động mới vào làm việc tại các nơi này.

Đô th hóa nh hưởng đến ý thc lao động ca mt b phn thanh niên

Một số thanh niên có khả năng lao động, nhưng vì kinh tế gia đình giàu lên nhanh chóng nhờ sự sang nhượng đất đai hoặc được đền bù giải tỏa, khiến họ bỏ bê việc học, việc làm, có tư tưởng hưởng thụ cuộc sống, ăn chơi và rơi vào nhiều tệ nạn xã hội. Việc giải quyết lao động, việc làm đối với tầng lớp thanh niên vùng ven đô tránh tư tưởng ăn chơi, hưởng lạc là vấn đề xã hội vô cùng cần thiết.

Đây là vấn đề xảy ra tại nhiều quận, huyện trong quá trình đô thị hóa. Vì thế, cần có những biện pháp định hướng đúng đắn việc sử dụng vốn đối với người dân ở các khu vực đô

thị nhằm giảm tối đa các tệ nạn xã hội, góp phần tác động giúp người dân có lối sống tích cực hơn, đóng góp sức lao động nhiều hơn cho xã hội.

Sc ép lên cơ s h tng

Quá trình tập trung dân cư, tập trung sản xuất mạnh mẽ cũng làm cho giao thông trong địa bàn Quận 2 gặp nhiều khó khăn khi các công trình xây dựng được thực hiện song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khiến cho nhiều đoạn đường bị đào bới liên tục, cũng như tình trạng ngập ở nhiều tuyến đường diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng đường xấu đi do các xe chở quá tải đi vào những con đường nhỏ cũng còn diễn ra phổ biến. Tất cả

những yếu tố này khiến cho việc ùn tắc giao thông cũng thường xuyên xảy ra vào giờ cao

điểm, nhất là tại các tuyến đường có các trung tâm hành chính, trường học. Đây là vấn đề

cần giải quyết để đảm bảo cho sản xuất và thúc đẩy xã hội phát triển, nhất là đối với một Quận còn mới như Quận 2.

Phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng

Chất lượng cuộc sống của phần lớn người dân trong quá trình đô thị hóa được cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận dân cư có chất lượng cuộc sống thấp do tác

động của quá trình đô thị hóa. Đó là các hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi, giải tỏa, chưa có khả năng ổn định lại cuộc sống.

Mặt khác, dân số tăng lên quá nhanh trong quá trình đô thị hóa gây sức ép đối với vấn đề việc làm. Những người không có việc làm, trong khi đời sống ở đô thị đắt đỏ khiến họ đã nghèo lại càng nghèo hơn. Trong khi đó, số người giàu nhờ có vốn kinh doanh lại càng giàu lên nhanh chóng. Từ đó, sự phân hóa giàu nghèo lại càng rõ nét. Điều này thể

hiện rõ tình trạng nhà ở của dân cư Quận 2: số hộ gia đình sống trong các biệt thự ngày càng tăng, trong khi số hộ gia đình sống trong nhà tạm vẫn còn nhiều: năm 2007, số nhà tạm chiếm 2,71% tổng số nhà ở trong Quận, trong khi số nhà biệt thự chiếm 7,74% (Bảng 2.21)

Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư còn biểu hiện qua sự chênh lệch giá trị của các đồ dùng lâu bền trong mỗi gia đình. Các hộ có thu nhập cao thường mua sắm những thiết bị với giá tiền hàng chục triệu đồng/sản phẩm. Ngược lại, những hộ nghèo ít chi tiêu cho các vật dụng cao cấp như máy giặt, máy hút bụi hay các sản phẩm phục vụ nhu cầu giải trí như ti vi, đầu DVD, điện thoại di động. Hoặc nếu có sử dụng, phần lớn các hộ nghèo chỉ mua sắm những hàng hóa có giá thành thấp.

Chi tiêu của các hộ giàu cho các khoản như giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, mua sắm quần áo… thường cao hơn nhiều so với các hộ nghèo. Nhiều trường học, bệnh viện theo tiêu

chuẩn quốc tế được xây dựng phục vụ cho tầng lớp dân cư giàu có. Ngược lại, vẫn còn có những người dân nghèo không đủ khả năng chi trả học phí cho con em ở các trường dân lập và thậm chí, cảở các trường công lập. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về trình độ học vấn. Từđó, người dân nghèo, học vấn thấp khó tìm kiếm việc làm hoặc chỉ làm việc trong những ngành nghề thu nhập thấp. Đây cũng là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận 2.

Mt s ch tiêu cht lượng cuc sng chưa đáp ng nhu cu

Chất lượng cuộc sống của người dân tuy có tăng lên, nhưng chưa ổn định. Trong quá trình đô thị hóa, những biến động của thị trường dễ ảnh hưởng đến đời sống người dân, khiến họ tiết kiệm hơn, giảm hẳn những khoản chi tiêu như may mặc, vui chơi giải trí (năm 1997, chi tiêu cho may mặc, vui chơi giải trí đạt 7,6%; đến năm 2007, tỉ lệ này chỉ còn 7,1%)… Phần chi tiêu này chuyển sang phục vụ những nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, hút... khi giá cả ngày càng tăng cao (năm 2007, chi tiêu cho ăn uống hút tăng lên 52,8% so với 52,6% năm 1997)

Y tế đã được đầu tư, cải thiện rất nhiều qua việc gia tăng các trạm xá cũng như số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượng nhân sự trong ngành. Tuy nhiên, sự gia tăng này vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân, cả về số lượng lẫn chất lượng: Năm 2007, tỉ lệ số dân/nhân viên y tế khá cao, với 780 người. Việc chăm lo cho đời sống người dân chưa đúng mức và hiệu quả. (Bảng 2.25; 2.26 – phần Phụ lục)

Quá trình đô thị hóa khiến dân số tăng nhanh, nên số người đến khám và điều trị nội trú tại Trung tâm y tế Quận và các trạm y tế tăng cao gây tình trạng quá tải và không đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh. Số giường bệnh trên 1 vạn dân năm 1997 là 3,3 giường,

đến năm 2000, tăng lên 21,9 giường; nhưng đến năm 2006, số giường bệnh trên 1 vạn dân chỉ còn 6,3 giường, giảm 3,5 lần so với năm 2000. Từ năm 2005, số giường ngoại trú không

được tính vào thống kê nên số giường bệnh giảm xuống. Tình trạng này cũng ảnh hưởng

đến việc nghỉ dưỡng, chữa bệnh của bệnh nhân.

Theo điều tra, số dân tham gia khám chữa bệnh tại địa phương chỉ khoảng 30%. Việc xây dựng mới bệnh viện trong giai đoạn đô thị hóa hiện nay gặp nhiều trở ngại, nhất là đối với vấn đề đất đai xây dựng cũng nhưđền bù giải tỏa.

Ngành giáo dục Quận 2 cũng gặp nhiều khó khăn (Bảng 2.23; 2.24 – phần Phụ lục). Năm 2007, bậc giáo dục Mầm non có tỉ lệ học sinh/giáo viên là 16. Việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong việc chăm sóc, giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Ở bậc Mẫu giáo,

tỉ lệ học sinh/giáo viên cũng khá cao, với 22 học sinh/giáo viên. Đối với những cấp học này, tỉ lệ học sinh/giáo viên cao khiến việc chăm sóc, dạy dỗ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo chất lượng.

Điều tra của tác giả cũng cho thấy có đến 70% số người khảo sát đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay của Quận chỉ đạt mức trung bình, và có đến hơn 10% cho rằng giáo dục chưa đạt chất lượng.

S gim sút trong đời sng tình cm

Hiện nay, vấn đề nổi trội về chất lượng cuộc sống của người dân trong Quận đó là sự

tăng nhanh về chất lượng đời sống vật chất của người dân. Đặc biệt đối với những gia đình còn đất đai, hoặc đã thực hiện sang nhượng hoặc được đền bù giải tỏa giàu lên rất nhanh chóng. Tuy nhiên, tình trạng này lại kéo theo nhiều vấn đề xã hội, điển hình là nhiều thành viên trong các gia đình này có sự tranh chấp khi phân chia đất đai cũng như chia tiền đền bù, sang nhượng. Những vụ kiện tranh chấp đất đai mà trong đó nguyên đơn và bị đơn đều là anh chị em ruột ngày càng trở nhiều hơn.

Đây là một hệ lụy xảy ra khi giá cả đất đai tăng lên quá nhanh, làm cho nhiều người sẵn sàng bất chấp tình nghĩa để hưởng được phần đất đai có giá trị ngày càng cao trong quá trình đô thị hóa. Tình cảm láng giềng giữa các hộ gia đình cũng có xu hướng giảm dần. Theo khảo sát của tác giả cho thấy có đến 29% người được hỏi cho rằng tình cảm xóm giềng đang có xu hướng giảm đi. Những hiện tượng này cho thấy phần nào đó quá trình đô thị hóa đã ảnh hưởng không nhỏđến đạo đức, lối sống của người dân.

Ngoài ra, hiện tượng nhiều thanh niên sau khi gia đình giàu lên nhanh chóng đã mau chóng bỏ học, sống hưởng thụ nhiều hơn, bị lôi cuốn vào nhiều tệ nạn xã hội hơn. Các tệ

nạn ma túy, cờ bạc, cướp giật từđó cũng tăng nhanh hơn, trong đó thành phần tham gia chủ

yếu là trẻ vị thành niên và thanh niên. Điều này cho thấy mức sống của người dân có tăng lên nhưng thực tế, chất lượng cuộc sống, trong đó đặc là giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các khu vực. Đây là vấn đề cần được Quận 2 quan tâm giải quyết.

Thay đổi quá trình s dng đất

Quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển với hệ quả là diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nhanh chóng nhưng lại chưa mang lại hiệu quả sử dụng cao khi phần lớn diện tích này vẫn còn nằm trong qui hoạch treo. Bên cạnh đó, phần diện tích đất nông nghiệp khi đưa vào sử dụng qui hoạch lại chưa thật hợp lí: những công trình công cộng phục vụ đời sống tinh thần của người dân, như công viên, thư viện, nhà văn hóa, trung tâm thể

dục thể thao… chưa được chú trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các khu dân cư

mới trong tương lai. Điều này thể hiện rõ quá trình sử dụng đất chưa thực sự hiệu quả do quá trình qui hoạch bất hợp lí ở Quận 2.

Trong tình trạng hiện nay, khi đô thị hoá trở thành một quá trình tất yếu, đất đai sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi để xây dựng phát triển đô thị, nhưng người dân do mất

đất, không tìm được việc làm mới phù hợp với nghề nghiệp, đã trở thành nguyên nhân nảy sinh những vấn đề xã hội, làm tiêu cực trong xã hội gia tăng. Vì thế, chính sách cấp đất theo dự án trong qui hoạch cần phải thay đổi. Thời gian qua, hơn 11000 căn nhà xây cất tạm bợ, không phép hay những khu ở tạm bợ, những khu chợ chồm hổm mọc quanh khu công nghiệp…, phần lớn được hình thành từ những người dân nhập cư hoặc người dân bị giải tỏa. Những phần đất bị thu hồi để giải tỏa được phân lô bán với giá rất cao trong khi giá đền bù cho các hộ không đủ để họ mua lại một căn hộ, hoặc một mảnh đất ở vùng ven. Điều này làm cho cuộc sống của một số người dân càng trở nên khó khăn gấp bội.

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 79 - 83)