NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH:

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 141 - 145)

1. Những vấn đề mang tính định hướng đến năm 2020, về cơ bản không thay

đổi.

Những vấn đề mang tính định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số

123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản không thay

đổi, bao gồm: phạm vi nghiên cứu, tính chất - chức năng, qui mô dân số toàn Thành phố, hướng chính phát triển không gian đô thị.

Việc nghiên cứu điều chỉnh chủ yếu tập trung vào giai đoạn ngắn hạn đến năm 2010; các vấn đềđược xác định rõ hơn, phù hợp hơn, như sau:

- Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế Thành phố phát triển mạnh về dịch vụ

thương mại, tài chính, ngân hàng... và sắp xếp lại công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành hàng, các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, giá trị xuất khẩu lớn.

- Qui mô dân số: năm 2010 dân số khoảng 7,5 triệu người (không kể vãng lai và tạm trú), trong đó dân sốđô thị khoảng 6,5 triệu người. Số người vãng lai và tạm trú vào năm 2010 dự báo có khoảng 2,0 triệu người. Dự kiến phân bố dân cư vào năm 2010, như sau:

+ Khống chế số dân trong khu vực 12 quận nội thành cũ không quá 4,5 triệu người (đểđến năm 2020 giảm xuống còn 4 triệu người);

+ Khu vực nội thành phát triển (gồm 6 quận mới, trong đó 5 quận đã được thành lập năm 1997 và 1 quận mới dự kiến tách từ huyện Bình Chánh) với khoảng 2,0 triệu người;

+ Khu vực ngoại vi thành phố: khoảng 0,9 – 1,0 triệu người.

Với ngoại thành mới, dự kiến có khoảng 0,4 – 0,5 triệu người sống trong các

đô thị (thị trấn, thị tứ, các khu dân cưđô thị kế cận các khu công nghiệp tập trung) và khoảng trên nửa triệu người thuộc khu vực nông thôn.

- Về nhu cầu đất xây dựng đô thị:

+ Khu vực nội thành cũ (12 quận) diện tích tự nhiên 14.216 ha: chỉ tiêu đất

đô thị hiện nay 40 m2/người, vào năm 2010 (dân số mức dưới 4,5 triệu), chỉ tiêu khoảng 32 m2/người.

+ Khu vực nội thành phát triển (mới) diện tích đất khoảng 35.000 ha, chỉ tiêu

đất đô thị phát triển 110 m2/người đến năm 2010.

+ Khu vực các đô thị ngoại vi: diện tích đất khoảng 8.000 – 10.000 ha. Tổng diện tích đất đô thị: 60.000 ha đến năm 2010.

- Trung tâm công cộng Thành phốở các khu vực:

Tại Quyết định phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung năm 1998 của Thủ

tướng Chính phủ đã xác định hệ thống trung tâm của Thành phố theo hướng đa trung tâm. Trung tâm Thành phố về hành chính, lịch sử, văn hoá, thương mại, ngân hàng được bố trí tại Quận 1, 3 và mở rộng sang Thủ Thiêm (Quận 2). Riêng trung tâm công cộng cấp Thành phố bố trí ở 3 khu vực còn lại (thuộc phạm vi dọc đường Hà Nội thuộc Quận 9, Huyện Bình Chánh và Huyện Hóc Môn), nay cần sớm xác

định phạm vi, vị trí để lập qui hoạch chi tiết, thu hút đầu tư (riêng khu vực phía Nam đã xác định là khu A – Nam Sài Gòn thuộc Quận 7); diện tích mỗi khu khoảng 200 ha.

2. Các nội dung nghiên cứu điều chỉnh:

Từ nay đến năm 2010 (có hướng tới năm 2010), tập trung vào ba nội dung

điều chỉnh lớn, sau đây:

Theo nội dung Qui hoạch chung đã được duyệt năm 1998, diện tích đất giành xây dựng các khu công nghiệp tập trung đến năm 2020 được xác định khoảng 6.000 ha (xem phụ lục 1) và được bố trí chủ yếu tại các quận mới và các huyện ngoại thành của Thành phố.

Theo báo cáo của Ban Quản lí các khu chế xuất và công nghiệp thành phố, thời điểm cuối năm 2002, tình hình triển khai xây dựng các khu công nghiệp Thành phố đã lấp đầy được khoảng 2/3 của diện tích gần 2.000 ha qui hoạch (xem phụ lục 2).

Từ năm 2002, Nghị quyết của Thành uỷ đã có chỉ đạo cần tập trung đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm (gần 30.000 cơ sở) trong nội thành cũ (12 quận) ra ngoài. Tuy nhiên, số diện tích còn trống trong các khu công nghiệp này lại không thuận lợi để bố trí mới. Do đó, cần thiết phải rà soát để xem xét các khu công nghiệp trên theo hướng: khu nào hợp lí, sẽđược tiếp tục triển khai; khu nào đã lấp đầy, tiếp tục mở rộng thêm; còn khu nào không hợp lí, không triển khai được, thì không xây dựng tiếp tục và xây dựng khu mới khác. Sau khi rà soát sẽđưa ra phương án nghiên cứu điều chỉnh qui mô phát triển và sắp xếp, phân bố lại địa điểm xây dựng các khu công nghiệp tập trung theo hướng gắn kết với phát triển các khu đô thị mới, các khu đô thị vệ tinh ở ngoài

đường vành đai 2, vành đai 3 của Thành phố. Đồng thời, chú ý phối hợp với các tỉnh xung quanh Thành phố trong việc xác định qui mô đất sử dụng và bố trí các khu công nghiệp phát triển mới để đảm bảo hợp lí trong tổng thể chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong việc điều chỉnh các khu công nghiệp, đặc biệt chú ý việc mở rộng cụm công nghiệp Tân Phú Trung thành khu công nghiệp gắn với khu đô thị Tây - Bắc Thành phố.

2.2. Điều chỉnh khu vực đô thị hoá theo hướng phát triển tập trung các khu đô thị

mới, đô thị vệ tinh:

Gần 5 năm qua, trên địa bàn các quận mới và vùng ngoại vi, phát triển khá nhiều các dự án xây dựng khu dân cư (xem phụ lục 3). Tuy nhiên, phần lớn các dự

án đầu tư xây dựng trên đều có qui mô nhỏ, thiếu tập trung và phần nhiều chưa có hạ tầng kỹ thuật, xã hội đầu tư phát triển đồng bộ và đi trước nên hầu như các dự án này không hoàn thiện, không tạo nên được bộ mặt các khu đô thị mới ở vùng phát triển của Thành phố.

Để sớm khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải rà soát, điều chỉnh qui hoạch

để từ nay hướng đầu tư phát triển nhà ở tập trung, hình thành và phát triển nhanh

được các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh ở các quận mới, các huyện ngoại thành ngay trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Các đô thị mới này phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ hơn với các khu công nghiệp tập trung sẽđược sắp xếp, điều chỉnh lại đồng thời

đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện qui hoạch rõ nét hơn theo hướng phát triển phi tập trung, đa trung tâm; phù hợp định hướng qui hoạch chung Thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các Khu đô thị mới, đô thị vệ tinh xác định trong điều chỉnh qui hoạch chung thành phốđến năm 2010 phải đạt được các yêu cầu sau:

- Xây dựng theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững; chú trọng giành diện tích đất phát triển cây xanh, công viên, mặt nước; tổ chức các khu đô thị mới theo hướng cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, mật độ xây dựng thấp, tăng tỷ lệ tầng cao công trình, triệt để khai thác không gian ngầm và trên không, ưu tiên cho không gian thông thoáng. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống cấp điện được đi ngầm; hệ

thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa sẽđược đi riêng biệt.

- Chỉ tiêu xây dựng đất đô thị 110 m2/người; trong đó, đất giao thông phải

đạt 20 – 22 m2/người, đất cây xanh là 10 – 15 m2/người và đất xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng là 5 m2/người.

- Tầng cao xây dựng trung bình khoảng 3 – 3,5 tầng; mật độ xây dựng chugn 25 – 30%; hệ số sử dụng đất chung 0,75 – 1,0 lần.

- Phải xây dựng đủ qui mô, phân bổ hợp lí đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ

thuật (nhất là giao thông: đường xá, bến bãi đậu xe) và phúc lợi xã hội; mật độ xây dựng thấp, ưu tiên đất cho không gian thông thoáng; chú trọng phát triển hệ thống

cây xanh, công viên, mặt nước; hệ thống công trình phục vụ công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá TDTT, giải trí...

2.3. Vềđề án qui hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố:

Cuối tháng 2 năm 2003, Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố đã làm việc với Bộ Giao thông Vận tải vềđề án qui hoạch phát triển hệ thống giao thông thành phốđến năm 2020. Đề án đã tập trung đầy đủ vào các vấn đề lớn:

- Hệ thống giao thông lớn, các công trình đầu mối; đặc biệt, xác định hệ

thống vành đai 1, 2 và 3 của Thành phố và vùng xung quanh; các trục xuyên tâm, các bến xe tải ở các ngõ Thành phố, các nút giao thông lớn khác cốt dọc các đường vành đai và trục xuyên tâm.

- Xác định vị trí, qui mô sử dụng đất để dự trù cho việc di dời các cảng ra ngoài; khu vực Hiệp Phước (Nhà Bè), được xác định giành xây dựng cảng cho Thành phố, qui mô 35 triệu tấn/năm.

- Xác định cụ thể vị trí các cầu qua sông Sài Gòn, từ phía Củ Chi tới quận 7 và trên sông Nhà Bè và Cần Giờ.

Ngoài ra, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác của thành phố đến năm 2010 (cấp điện, cấp thoát nước) cũng đã được Chính phủ phê duyệt trong năm 2002. Căn cứ qui hoạch định hướng phát triển ngành (hạ tầng kỹ thuật) đã và sẽ được phê duyệt; việc điều chỉnh cục bộ qui hoạch chung thành phố giai đoạn ngắn hạn đến năm 2010 (tập trung vào qui hoạch các khu công nghiệp và các khu đô thị

mới) sẽ đồng thời nghiên cứu để đề xuất kế hoạch phối hợp phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khu công nghiệp – khu đô thị mới theo hướng đảm bảo đồng bộ và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 141 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)