Định hướng phát triển kinh tế – xã hội Tp.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 85 - 89)

9771559 15324417 45794470 95054830 Thu nhập bình quân/người Tp.

3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế – xã hội Tp.Hồ Chí Minh

Cơ sởđịnh hướng phát triển đô thị và kinh tế xã hội của Quận 2 được xây dựng dựa trên định hướng phát triển chung của thành phố, với quyết định của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ qui hoạch chung xây dựng Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước, phát triển toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế – văn hóa – xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP Tp. Hồ Chí Minh bình quân thời kỳ 2005 – 2010 đạt bình quân 13,0%/năm. Tương ứng với giai đoạn trên, tăng trưởng của khu vực I là 1,7%/năm; khu vực II: 12,7%/năm, khu vực III: 13,5%/năm . GDP bình quân đầu người tăng từ 1980 USD năm 2005 lên 2400 USD và 3100 USD vào năm 2008 và 2010. Phát triển kinh tế – xã hội trên

địa bàn Tp. Hồ Chí Minh gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế – xã hội khu vực kinh tế

trọng điểm phía Nam và cả nước.

Thành phố đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ; phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Trong cơ cấu ngành kinh tế, khu vực dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh phấn đấu tăng tỉ trọng đạt khoảng 51,7% năm 2010. Khu vực công nghiệp và xây dựng thay đổi tương ứng 47,5%; khu vực nông lâm ngư nghiệp dự kiến sẽ

giảm còn 0,8% vào năm 2010. Hiện đại hóa các ngành dịch vụ, đặc biệt là các loại dịch vụ

cao cấp tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy công nghiệp hóa.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế của Tp.Hồ Chí Minh bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế này liên kết hỗ trợ nhau phát triển, trong đó kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủđạo, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh của các ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong những năm tới, thành phố tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn (như cơ

biến nông – thủy – hải sản; công nghệ chế tạo vật liệu mới; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ), lấp đầy các khu công nghiệp tập trung.

Hình 3.1. Biểu đồ dự báo GPD/người của Tp.Hồ Chí Minh đến năm 2010

Đồng thời, thành phố chú trọng phát triển các ngành, các lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thông tin viễn thông, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phấn đấu xây dựng, phát triển Thành phố thành trung tâm kinh tế – tài chính khu vực Đông Nam Á.

Thành phố cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm 2006 – 2010 là 15%/năm. Phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị

sinh thái. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 20%/năm.

V công nghip: tổng số các khu công nghiệp ở Tp.Hồ Chí Minh được điều chỉnh từ

12 lên 20 khu và 30 cụm công nghiệp, với tổng diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp là từ 6000 ha lên 9000 ha. Theo qui hoạch phát triển đến năm 2020, Tp. Hồ Chí Minh sẽ có 22 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 5809 ha.

Hiện nay, HEPZA đang quản lý 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp với tổng diện tích là 3620 ha. Hầu hết các khu này đều có tỷ lệđất cho thuê từđất 60% – 100% trên tổng diện tích đất cho thuê. Đây là cơ sở để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội thành phố cũng như thu hút khoa học kĩ thuật từ các nước khác, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa kinh tế thành phố.

USD

Định hướng phát triển sẽ là tăng chiều cao công trình xây dựng, dành đất mở rộng giao thông và trồng cây xanh. Một số khu nhà lụp xụp sẽ bị giải toả để chỉnh trang đô thị. Khu vực trung tâm thành phố hiện vẫn giữ vai trò là trung tâm hành chính, sẽ có tổng diện tích 930ha, sẽ có tính toán để kết nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu đô thị mới Bình Quới – Thanh Đa.

Các khu công nghiệp từ 1 đến 15 đã đi vào hoạt động, với tỉ lệ lấp đầy trên 90%. Trong đó có đến 9/15 khu công nghiệp đạt tỉ lệ lấp đầy là 100%.

Các khu chế xuất, khu công nghiệp như Linh Trung 1, Linh Trung 2, Tân Bình, Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc, Tân Thới Hiệp, Bình Chiểu, Hiệp Phước, Cát Lái – Quận 2 đã đạt tỉ

lệ lấp đầy là 100%. Các khu công nghiệp thuộc phía tây bắc thành phố có tỉ lệ lấp đầy còn thấp do nằm xa các nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất.

Bảng 3.1. Dự kiến điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp chế xuất Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020

Số

TT TÊN KHU CN ĐỊA ĐIỂM

Diện tích đất quy hoạch (ha)

I. CÁC KHU CN – CX ĐÃ THÀNH LẬP: 3620

01 KCX Tân Thuận Quận 7 300

02 KCX Linh Trung I Q. ThủĐức 62

03 KCX Linh Trung II Q. ThủĐức 62

04 KCN Tân Tạo (GĐ1&GĐ2) Q. Bình Tân 381 05 KCN Vĩnh Lộc (GĐ1&GĐ2) Q. Bình Tân và H. Bình Chánh 259 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

06 KCN Bình Chiểu Q. ThủĐức 27

07 KCN Hiệp Phước (GĐ1&GĐ2) H. Nhà Bè 962 08 KCN Tân Bình (GĐ1&GĐ2) Q. Tân Phú và Q. Bình Tân 134

09 KCN Tân Thới Hiệp Quận 12 28

10 KCN Lê Minh Xuân H. Bình Chánh 100

11 KCN Tây Bắc Củ Chi H. Củ Chi 207

12 KCN Cát Lái Quận 2 124

13 KCN Phong Phú H. Bình Chánh 148

14 KCN Tân Phú Trung H. Củ Chi 543

15 KCN Đông – Nam Củ Chi H. Củ Chi 283

II. CÁC KCN DỰ KIẾN THÀNH LẬP MỚI 1569

16 KCN Vĩnh Lộc III H. Bình Chánh 200

17 KCN Phú Hữu Quận 9 114

18 KCN Phước Hiệp H. Củ Chi 200

19 KCN Xuân Thới Thượng H. Hóc Môn 300

20 KCN Bàu Đưng H. Củ Chi 175

21 KCN Lê Minh Xuân II H. Bình Chánh 338

22 KCN Lê Minh Xuân III H. Bình Chánh 242

III. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN MỞ RỘNG 620

KCN Hiệp Phước H. Nhà Bè 500

KCN Lê Minh Xuân H. Bình Chánh 120

TỔNG CỘNG 5809

Bảng 3.3. Tình hình lấp đầy các khu công nghiệp – khu chế xuất STT KCX/KCN DIỆN TÍCH TỶ LỆ LẤP ĐẦY 1 Tân Thuận 300 ha 90% 2 Linh Trung 1 62 ha 100% 3 Linh Trung 2 61,7 ha 100% 4 Tân Tạo 380 ha 96,57% 5 Tân Bình 109 ha 100%

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 85 - 89)