Phát triển đô thị bền vững

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 114 - 119)

15 Đông Nam Củ Chi –

3.4.5. Phát triển đô thị bền vững

Nhân tố quan trọng trong định hướng phát triển đô thị tại Quận là xây dựng đội ngũ

các nhà chuyên môn, những người làm qui hoạch đầy đủ về số lượng và chất lượng để đảm trách các khâu trong qui hoạch, xây dựng, phát triển đô thị đang đạt tốc độ cao như hiện nay.

Hiện nay, lực lượng đội ngũ làm công tác này đang rất thiếu, mỏng và yếu. Lực lượng cán bộ chuyên môn hiện nay không đủ để giải quyết các công việc phức tạp và đa dạng của qui hoạch xây dựng, quản lí đô thị. Cán bộ làm việc trong đội ngũ thanh tra xây dựng, kiểm soát môi trường... đôi khi không am tường về công việc qui hoạch xây dựng đô thị. Đây là một thiếu hụt lớn cần được bổ sung.

Vì thế, Quận 2 cần có kế hoạch đào tạo nhanh, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác qui hoạch, xây dựng đô thị với đủ năng lực chuyên môn, để cập nhật những thông tin, thay đổi mới trong công tác qui hoạch và quản lí. Những người này cần nắm bắt và am tường các văn bản pháp luật về qui hoạch quản lí đô thị mới để áp dụng trong thực tiễn một cách chính xác, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc lập và quản lí qui hoạch. Ngoải ra, đội ngũ này phải có khả năng xây dựng chiến lược qui hoạch, thực hiện và giám sát việc thực hiện các dự án đúng tiến độ và kê hoạch đã lập ra.

Một vấn đề quan trọng khác có vai trò quyết định đối với việc thực hiện các dự án có hiệu quả là nguồn vốn cho công việc nghiên cứu, triển khai qui hoạch xây dựng đô thị. Nguồn vốn này phải đủ để việc đầu tư chất xám, bố trí nhân lực cũng như nghiên cứu, thực hiện được các đồ án qui hoạch có chất lượng, nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.

Qui hoạch phải được giải quyết sớm, được tiến hành nghiên cứu và phê duyệt trước một bước, làm cơ sở cho việc thực hiện, triển khai các công việc tiếp theo của quá trình xây dựng đô thị.

Một yêu cầu khó khăn, quan trọng khác là giải quyết đồng bộ việc phát triển kinh tế

với khai thác tiềm năng, thế mạnh của Quận, đồng thời vẫn đảm bảo môi trường đô thị. Việc

đi tìm những dự án đầu tư để đô thị có mức tăng trưởng kinh tế cao và nhanh chóng có thể

làm những giá trị về tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, di sản lịch sử

văn hoá của đô thị bị phá vỡ, xuống cấp, thậm chí biến mất và không thể tái tạo được, như

khu di tích Bưng 6 xã thuộc khu phố 3, phường An Phú.

Vì vậy, cần có qui hoạch chiến lược, định hướng cụ thểđể phát triển đô thị trên cơ sở điều tiết hài hoà giữa phát triển trước mắt và lâu dài, bảo vệ và tôn trọng tài nguyên thiên nhiên cũng như khai thác hiệu quả, hợp lí, phục vụ nhu cầu trước mắt và cho lâu dài là việc làm hết sức cần thiết.

Ngoài ra, việc qui hoạch xây dựng đô thị phải phát huy được hết những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực, đảm bảo sự phát triển hợp lí và bền vững.

Những năm gần đây, qua thực tế xây dựng đô thị, vai trò của qui hoạch xây dựng đô thị ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nhưng thực tế công tác qui hoạch xây dựng đô thị được tiến hành và phê duyệt rất chậm, khiến nhiều trường hợp bị thiếu hoặc không có qui hoạch xây dựng. Vì thế cần có những qui định về thời gian xây dựng các dự án qui hoạch thật cụ thể và phải được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan cấp cao hơn.

Bên cạnh đó, việc định hướng phát triển đô thị theo hướng phát triển các ngành dịch vụ phục vụ đời sống cần được triển khai thực hiện rộng khắp, để mọi công trình xây dựng

đều hướng về mục tiêu đã định ra và thực hiện một cách triệt để.

Tóm lại, đô thị hóa Quận 2 phải gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cải tạo môi trường sống và phát triển mĩ

quan đô thị. Việc thực hiện các giải pháp trên cần có sự kết hợp của các Đoàn, Hội và các cấp chính quyền địa phương. Trong các giải pháp trên, cần ưu tiên cho các hoạt động sau:

-Xây dựng trường học, khu vui chơi, giải trí cho dân cư. -Hỗ trợ vốn, khuyến khích người dân đi học.

-Chính quyền cần khuyến khích các cơ sở sản xuất ưu tiên sử dụng lực lượng địa phương bằng các chính sách ưu đãi. Đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư cần thường xuyên tái

đào tạo trình độ cho người lao động cũng như xây dựng các khu cư trú cho công nhân và xây dựng qui trình xử lí chất thải.

-Chính quyền địa phương cần quản lí chặt chẽ các khu vực đang qui hoạch hoặc đang bị qui hoạch treo để tránh tình trạng hình thành các khu dân cư tự phát.

KT LUN

Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội nhanh chóng của Tp. Hồ Chí Minh khiến dân số Thành phố tăng lên nhanh chóng. Điều này tạo sức ép lớn đối với Thành phố trong việc giải quyết vấn đề nhà ở, việc làm, giao thông, qui hoạch… Chính vì thế, việc mở rộng đô thị ra các quận vùng ven nhằm giãn dân

đô thị, chuyển các xí nghiệp công nghiệp ra vùng ven là một chính sách hợp lí. Cùng với chính sách này, năm 1997, Thành phố quyết định thành lập năm quận mới, trong đó có Quận 2 được tách ra từ Huyện ThủĐức.

Từ khi thành lập đến nay, quá trình đô thị hóa đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận 2. Với vị trí tiếp giáp với các quận nội thành như Quận Bình Thạnh, Quận 4, Quận 1, Quận 7 thông qua hệ thống cầu đã và đang xây dựng (cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mĩ và gần đây là đường hầm Thủ Thiêm), Quận 2 đã thu hút một lực lượng dân cư từ các nơi khác cũng như ngay tại nội thành thành phố chuyển về. Đây là điều kiện để Quận có lực lượng lao động đông, có trình độ chuyên môn cao để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, với định hướng phát triển kinh tế dựa vào nhóm ngành dịch vụ, giá trị

sản xuất của Quận cũng tăng lên đáng kể. Kéo theo đó, cơ cấu các ngành kinh tế có sự

chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng diễn ra nhanh chóng, làm tăng giá trị đất đai, tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân. Việc xây dựng nhiều công trình phục vụ công cộng theo định hướng qui hoạch cũng tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, vật chất phục vụđời sống thường ngày….

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Vấn đề đầu tiên là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn: bên cạnh nhóm dân cư có mức sống cao, Quận 2 vẫn còn nhiều hộ dân cần giúp đỡ từ quĩ xóa đói giảm nghèo. Quá trình qui hoạch, giải tỏa một mặt giúp người dân có số vốn để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời lại khiến một bộ phận thanh thiếu niên rơi vào tình trạng ỷ lại, bỏ

học, bỏ việc và gây nên nhiều tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, ma túy… Quá trình qui hoạch này còn nhiều bất cập: giá trị đền bù không đủ để người dân tái định cư, khiến người dân không ổn định nơi ở, nơi làm việc, hoặc khiến cho việc hình thành các khu dân cư tự phát ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, quá trình qui hoạch và chất lượng cuộc sống người dân. Việc gia tăng dân số nhanh chóng cũng khiến cho sức ép lên cơ sở hạ tầng,

việc giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cũng gặp nhiều khó khăn.

Quá trình đô thị hóa tại Quận 2 cần phát huy hơn nữa những mặt tích cực thông qua việc định hướng qui hoạch đúng đắn: phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng nhiều công trình công cộng phục vụ việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để thực hiện tốt điều này, cần xây dựng đội ngũ qui hoạch đô thị Quận cả về số lượng, chất lượng và luôn giám sát việc thực hiện qui hoạch đúng định hướng đã đề ra.

Các mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa cũng có thể khắc phục nếu các Cơ quan,

Đoàn thể và chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa đến người dân: có các kế hoạch di dời, đền bù hợp lí; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ người dân; xây dựng các chương trình hướng dẫn người dân sử dụng có hiệu quả nguồn vốn có được từđền bù, sang nhượng đất đai. Quan trọng hơn cả là xây dựng thêm nhiều cơ sở dạy nghề cho tầng lớp thanh niên, giúp họ thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ tay nghề nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội, đồng thời tạo nguồn lao động có chất lượng phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội.

Định hướng phát triển Quận 2 thành trung tâm mới của Thành phố đang có nhiều chuyển biến tích cực. Dự án qui hoạch này có thể thành công khi các công trình phục vụ

mục đích này đang dần hoàn thành; việc ổn định kinh tế – xã hội, nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quận 2 được thực hiện triệt để. Điều này không chỉ giúp quá trình đô thị hóa thành phố phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu mà còn giúp thành phố

giải quyết những mặt hạn chế của quá trình đô thị hóa đang tồn tại và bế tắc ngay trong nội thị.

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)