Chuyển dịch cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 59 - 60)

Năm 1997, dân số hoạt động phi nông nghiệp trên toàn quận chiếm hơn 62% dân số. Tuy nhiên, đến năm 2007, chỉ còn khoảng 28% dân số hoạt động nông nghiệp. Tỉ lệ lao

động phi nông nghiệp tăng lên nhanh chóng: từ hơn 38% năm 1997 tăng lên hơn 72% năm 2007[38].

Tương ứng, theo khảo sát trên 175 hộ gia đình với tổng số 717 người tại các phường trong Quận, dân số tại Quận 2 có sự chuyển dịch cơ cấu lao động rất rõ nét. Từ trước năm 1997, số lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp chiếm 9,6% tổng số lao động. Tuy nhiên, đến năm 2009, con số ngày chỉ còn lại 1,7%. Điều này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: nông nghiệp giảm dần tỉ trọng trong giá trị sản xuất do giảm tỉ lệđất nông nghiệp. Ngoài ra, tỉ lệ trồng lúa tại các gia đình còn rất thấp, đa phần chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc trồng cây cảnh, cây ăn trái. Những hoạt động này mang lại giá trị kinh tế cao hơn và ít tốn lao động hơn so với trồng trọt trước đây.

Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp theo điều tra có xu hướng giảm nhẹ, từ

sát, dù số người hoạt động trong ngành công nghiệp tăng, nhưng tốc độ tăng chậm so với ngành dịch vụ nên tỉ trọng giảm.

Cũng theo điều tra, tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Vào thời

điểm trước năm 1997, tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ chỉ chiếm khoảng 32,1% thì đến năm 2009, con số này tăng lên 42,5%. Điều này cho thấy quá trình đô thị hóa đã góp phần làm cho ngành dịch vụ phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong phần lớn các hộ dân cư, ngành dịch vụ chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao vì các ngành dịch vụ chủ yếu của dân cư là buôn bán nhỏ hoặc lái xe ôm.

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế xã hội (Trang 59 - 60)