PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 85 - 88)

II. GIẢI PHÁP ĐỂ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ ĐẠT HIỆU QUẢ HƠN

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất lúa khi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ tôi rút ra một số kết luận sau:

Xã Phú Tâm có nhiều điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất lúa, đặc biệt là khả năng thâm canh tăng vụ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Cơ sở hạ tầng nông thôn từng đang được nâng cấp, phục vụ tốt cho đời sống nông dân. Hệ thống giao thông nông thôn và thủy lợi nội đồng đang được hoàn chỉnh để phục vụ sản xuất.

Những năm qua, Ban nông nghiệp xã đã kết hợp với Trạm khuyến nông, Chi cục bảo vệ thực vật huyện Mỹ Tú tập huấn kỹ thuật mới trong sản xuất cũng như triển khai việ ứng dụng mô hình khoa học kỹ thuật: IPM, 3 giảm 3 tăng cho nông dân. Tuy nhiên, do chưa có nhiều điều kiện nên xã mở ít lớp tập huấn kỹ thuật và số lượng nông dân được mời tham dự tập huấn còn hạn chế.

Xã Phú Tâm đã và đang quy hoạch một số vùng có điều kiện đất đai phù hợp để chuyển sang mô hình lúa màu (2 lúa 1 màu hoặc 2 màu 1 lúa), vì mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chỉ độc canh lúa, và một số vùng không phù hợp để sản xuất lúa 3 vụ nên năng suất không cao nhưng mức độ triển khai thực hiện quá chậm chạp do chưa chứng minh và đánh giá được hiệu quả của mô hình này trên diện rộng nên nông dân không mạnh dạn ứng dụng.

Qua kết quả điều tra 60 hộ sản xuất trên địa bàn nghiên cứu, đề tài rút ra được một số kết luận sau:

 Số nhân khẩu trung bình của hộ là 5 người, nhưng lao động trực tiếp sản xuất là 1 người. Trình độ học vấn của nông hộ tuy chưa cao (trung bình học đến lớp 6) nhưng điều kiện sống hiện tại đã giúp họ nắm bắt vấn đề khoa học kỹ thuật nhanh hơn trước đây và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

 Các hộ thường nhận được thông tin về kỹ thuật từ nhiều nguồn nhưng phần lớn là từ nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến nông và phương tiện thông tin đại chúng. Có 68,3% hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật, đơn

vị tổ chức tập huấn chủ yếu là nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ khuyến nông.

 Phần lớn, nông dân chọn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là do yêu cầu của thị trường và làm theo phong trào, đặc biệt là khâu chọn giống thì nông dân sử dụng các loại giống mới do giống cũ đã thoái hóa, chất lượng gạo không cao, năng suất thấp.

 Các mô hình khoa học kỹ thuật được nông dân ứng dụng là giống mới, IPM, 3 giảm 3 tăng và cũng có hộ ứng dụng kết hợp các mô hình như giống mới – IPM, giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng và cũng có hộ chỉ ứng dụng mô hình giống mới. Khi nông hộ áp dụng kỹ thuật sản xuất mới thì năng suất bình quân đạt được là 81,17 tạ/ha, tăng 6,73% so với trước khi áp dụng kỹ thuật mới.

 Qua kiểm định thì diện tích gieo trồng có mối liên với năng suất, diện tích gieo trồng lớn thì có nhiều cơ hội đạt được năng suất càng cao; Việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp cũng ảnh hưởng đến thu nhập ròng, nhưng sự khác biệt về thu nhập giữa các mô hình không nhiều do nông dân chưa áp dụng triệt để các mô hình khoa học kỹ thuật.

Khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ hay kết hợp thì thu nhập ròng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu diệt cỏ, chi phí gieo sạ, chăm sóc, nhiên liệu, vận chuyển, lãi vay, thuê đất, các khoản phí và chi phí thu hoạch ở những mức độ khác nhau làm giảm thu nhập ròng, và 3 loại chi phí: chi phí phân bón, thuốc hóa học, chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng rất lớn; Năng suất và giá bán có tác động tỷ lệ thuận với thu nhập ròng, trong đó năng suất ảnh hưởng rất lớn.

Vì vậy, nông hộ cần giảm bớt các loại chi phí có có tỷ trọng cao và ảnh

hưởng lớn đến thu nhập đồng thời bằng các biện pháp canh tác theo khoa học để tăng năng suất, tìm nguồn tiêu thụ tốt để bán được giá cao hơn – có như vậy thì thu nhập ròng của nông hộ sẽ tăng lên đáng kể.

Trong quá trình sản xuất, nông dân thường gặp phải một thuận lợi và khó khăn như:

* Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên thời tiết tốt, ít có mưa bão; đất đai màu mỡ;

Được tập huấn kỹ thuật nên trình độ canh tác tăng lên đồng thời nông dân cũng có kinh nghiệm trong sản xuất; Nông dân có quan hệ mật thiết với nhau nên họ dễ

dàng học hỏi và làm theo nhau và nông dân học của nông dân thì họ rất dễ tiếp thu; Trên thị trường có nhiều công ty, đại lý phân bón, hóa cung cấp hàng cho nông dân đến cuối vụ mới thanh toán làm giảm chi phí đầu tư cho nông dân; Nông hộ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú.

Bên cạnh những thuận lợi trên, nông dân phải đối mặt với tình trạng đất đai ngày càng giảm độ phì nhiêu, kháng lại với các loại phân, thuốc do canh tác 3 vụ và hệ thống đê bao khép kín nên năng suất sẽ ngày một giảm dần.

* Khó khăn: Việc sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là

diễn biến của thời tiết, sâu hại, dịch bệnh nên nông dân không dám áp dụng triệt để các mô hình khoa học kỹ thuật; Phần lớn, nông dân chưa nắm bắt được hết các kiến thức của các buổi tập huấn kỹ thuật nên khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật; Một số nơi giao thông, thủy lợi chưa tốt, phải bơm nước vào ban đêm, việc đi lại để chăm sóc ruộng cũng khó khăn do không có đường để đi vào ruộng lúa nên cũng khó khăn trong khâu bán sản phẩm; Giá phân bón, vật tư nông nghiệp ngày càng cao; Nông dân không biết được chất lượng của các loại phân, thuốc hóa học; Giá thuê lao động tại địa phương ngày càng tăng, thường khan hiếm lao động khi vào vụ thu hoạch; Giá bán không ổn định, nông dân lại bị thương lái ép giá. Tại địa phương có ít lò sấy gây bất lợi cho nông dân trong việc dữ trữ chờ giá cao hay sản phẩm chưa bán được ngay mà không có điều kiện bảo quản.

Tuy nhiên, do số liệu được thu thập ở 3 ấp của xã Phú Tâm và chỉ chọn 60 hộ nên tính đại diện chưa cao. Thêm vào đó, đề tài dùng phương pháp chọn mẫu phán đoán - chọn những hộ có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phụ thuộc vào sự phán đoán của cán bộ xã để chọn 60 hộ thuộc 3 ấp của xã nên số liệu về năng suất đạt được trong vụ Đông Xuân năm 2005 – 2006 của những hộ được điều tra cao hơn năng suất trung bình của xã. Kết quả được phân tích từ số liệu điều tra nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất của 60 nông hộ khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau vào sản xuất lúa.

II. KIẾN NGHỊ

Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, tình hình các các chính sách triển khai khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, thuận lợi, khó khăn, cơ hộ và mối đe dọa của ngành và tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật của 60 hộ xủa xã Phú Tâm, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w