Hiện trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của các mô hình khoa học kỹ thuật của xã Phú Tâm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 33 - 35)

II. Đất phi nông nghiệp 5.389,53 8,92 357,83 8,70 6,

4. Hiện trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của các mô hình khoa học kỹ thuật của xã Phú Tâm

mô hình khoa học kỹ thuật của xã Phú Tâm

4. 1. Các mô hình khoa học kỹ thuật hiện nay của xã

Xã Phú Tâm có diện tích gieo trồng lúa chiếm 81,25% tổng diện tích sản xuất của toàn xã nên đa số nông dân đều sống bằng nghề làm ruộng. Nông dân ở xã hiện đang ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật trên cây lúa như sau:

– Áp dụng các giống mới đặc sản, cao sản chất lượng cao như: Tài nguyên mùa, OM2717, OM2718, ST3.

– Ứng dụng kỹ thuật IPM vào sản xuất lúa đã mang lại một số kết quả tốt, nông dân biết cách chăm sóc cho cây lúa, đến ngưỡng mới phun xịt thuốc, diệt trừ được sâu hại mà cũng tiết kiệm được chi phí, lúa càng đạt chuẩn lúa sạch hơn.

– Ứng dụng biện pháp sạ hàng: biện pháp này hiện nay ít được sử dụng do nông dân nhận thấy hiệu quả không cao vì năng suất không đạt.

– Mô hình 3 giảm 3 tăng: hiện nay được nông hộ ứng dụng vì cần xác định giảm những chi phí không cần thiết vào sản xuất theo kỹ thuật này như bón phân quá liều, phun những loại thuốc không có tác dụng đối với một số bệnh của lúa… và một phần vì hiện nay giá phân bón, vật tư nông nghiệp trên thị trường ngày một tăng cao.

– Mô hình lúa – màu: sau cây lúa là hoa màu mà chủ yếu là dưa hấu và bí rợ, bắp, dưa leo... Một số hộ đã đưa màu xuống chân ruộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh lúa. Tuy nhiên, không phải vùng nào trong xã cũng ứng dụng được mô hình này vì còn phải phụ thuộc vào điều kiện đất đai.

4.2. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật thuật

4.2.1. Đối với nông dân

Đối với nông dân, thuận lợi của họ là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng dễ dàng và được cán bộ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông tận tình chỉ dẫn trong việc triển khai ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật.

Trong quá trình tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân cũng gặp một số khó khăn như sau:

– Thời tiết là yếu tố gây trở ngại lớn nhất trong quá trình ứng dụng theo đúng kỹ thuật của các mô hình khoa học kỹ thuật

– Nông dân chưa nắm rõ hết nội dung của các mô hình

– Những nông dân khác xung quanh cũng ứng dụng cùng mô hình, nhưng mỗi người làm theo mỗi cách khác nhau nên không biết cách nào đúng

4.2.2. Đối với cán bộ

Nông dân năng động, có ý thức tiếp thu khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất.

Được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành trong việc triển khai ứng dụng kỹ thuật đến người dân.

Đối với những cán bộ phụ trách, triển khai ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật cho nông dân thì khó khăn lớn nhất là nông dân chưa tin vào hiệu quả của các mô hình.

4.3. Xu hướng phát triển của các mô hình khoa học kỹ thuật

Trong thời gian tới, loại cây chủ lực của xã vẫn là cây lúa. Đồng thời cán bộ xã cùng cán bộ khuyến nông, cán bộ của Chi cụ Bảo vệ thực vật tiếp tục vận động, tập huấn kỹ thuật IPM, 3 giảm 3 tăng, giống lúa mới cho những nông dân chưa có điều kiện tham gia tập huấn và kể cả những nông dân đã tham dự tập huấn để nông dân có thể ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật rộng rãi hơn vào sản xuất.

Trong thời gian tới, xã sẽ quy hoạch một số vùng có điều kiện đất đai phù hợp để chuyển sang mô hình lúa – màu (2 lúa - 1 màu hoặc 2 màu - 1 lúa) vì mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh lúa, và một số vùng không phù hợp để sản xuất lúa 3 vụ nên năng suất không cao.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w