Nguồn lực đất đa

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 43 - 44)

I. MÔ TẢ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ

1.3.Nguồn lực đất đa

1. Các nguồn lực của quá trình sản xuất của nông hộ

1.3.Nguồn lực đất đa

Bảng 11. Tổng diện tích đất sản xuất, diện tích đất trồng lúa

Diện tích Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Đất sản xuất (công) 6 65 18,77 11,557 Đất trồng lúa (công) 6 65 18,40 11,611

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ) 1 công = 0,1 ha

Diện tích đất sản xuất trung bình của các hộ được điều tra là 18,770 công, trong đó diện tích đất trồng lúa trung bình 18,4 công (chiếm 98,03% tổng diện tích đất sản xuất), độ lệch trong trường hợp này là 11,61 công. Diện tích trung bình đất trồng lúa của các hộ được điều tra cao hơn diện tích đất nông nghiệp trung bình của xã (9,37 công/hộ) nên số hộ được điều tra có quy mô sản xuất lúa lớn hơn mặt bằng chung của xã. Những hộ có diện tích sản xuất lúa dưới 1,5 ha chiếm 46,7%, từ 1,5 đến 3 ha chiếm 40%, trên 3 ha chiếm 13,3%.

Bảng 12. Diện tích đất phân theo nhóm

Diện tích Số hộ Tỷ lệ (%)

Dưới 1,5 ha 28 46,7

1,5 ha - 3 ha 24 40,0

Trên 3 ha 8 13,3

Tổng 60 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)

Đất để sản xuất lúa của nông hộ chủ yếu là đất nhà nên không phải tốn chi phí thuê đất. Diện tích đất trong 5 năm gần đây của các hộ không thay đổi (90%), 2 hộ tăng diện tích do mua thêm đất để mở rộng quy mô sản xuất và tích lũy, 4 hộ giảm diện tích đất sản xuất vì trước đây thuê thêm để sản xuất nhưng đã trả lại đất cho chủ (Phụ lục 2, Bảng 32).

Theo cán bộ nông nghiệp xã Phú Tâm, đất đai của xã có 80% diện tích không bị nhiễm mặn, phèn và có hàm lượng phù sa cao, quanh năm không bị ngập nước

rất thuận lợi cho việc canh tác lúa 3 vụ . Đây là một lợi thế lớn về thổ nhưỡng trong việc sản xuất lúa của xã Phú Tâm so với các xã khác của huyện Mỹ Tú.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 43 - 44)