PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌN CỦA NÔNG HỘ TRONG VIỆC QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 49 - 51)

ĐỊNH ÁP DỤNG KỸ THUẬT MỚI

Theo kết quả điều tra có một số yếu tố giúp nông hộ quyết định lựa chọn áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất như sau:

Bảng 19. Yếu tố giúp nông hộ lựa chọn áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất

Các yếu tố Số hộ Tỷ lệ (%)

Yêu cầu của thị trường 57 46,34

Làm theo phong trào 14 11,38

Địa phương khuyến khích 11 8,94

Diện tích sản xuất lớn 6 4,88

Sản phẩm đang có giá 2 1,63

Một số yếu tố khác 33 26,83

Bảng 19 trình bày các yếu tố giúp nông hộ lựa chọn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

Yêu cầu của thị trường (46,34%): hầu hết nông dân bán lúa tươi tại ruộng,

thương lái tới nơi mua mà sử dụng các loại giống cũ đã thoái hóa, chất lượng gạo không cao nên không bán được hoặc bán được nhưng với giá thấp hơn 200 – 300 đồng/kg. Vì vậy, họ chọn áp dụng các loại giống mới là theo yêu cầu của thị trường.

Làm theo phong trào (11,38%): một bộ phận nông dân chọn áp dụng kỹ

thuật mới vì làm theo phong trào, thấy người khác làm nên mình bắt chước như thấy người khác sử dụng giống tài nguyên hay giảm sử dụng lượng phân bón nào đó… thì mình cũng làm theo. Điều này đôi khi cũng mang lại hiệu quả cao hơn trước nhưng cũng chứa đựng rủi ro rất lớn vì điều kiện đất, khả năng canh tác của các hộ không giống nhau.

Địa phương khuyến khích (8,94%): Trạm khuyến nông huyện, Chi cục bảo

vệ thực vật kết hợp Ban nông nghiệp của xã tổ chức tập huấn kỹ thuật mới cho nông dân và có sự hỗ trợ ban đầu về giống, phân bón cho một số hộ; Ban nông nghiệp xã còn thành lập tổ IPM sinh hoạt hàng tháng để cập nhật và cung cấp thông tin mới cho nông dân cũng như các bệnh và cách điều trị cho cây lúa phát sinh trong một thời điểm cụ thể đến nông dân; Ấp Phú Thành B còn tổ chức Câu lạc bộ IPM tạo điều kiện cho nông dân trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.

Diện tích sản xuất lớn (4,88%): nếu áp dụng kỹ thuật mới thì giảm được

chi phí sản xuất, theo dõi tốt hơn chu kì sinh trưởng của cây để có biện pháp chăm sóc đúng nên năng suất và sản lượng cao hơn.

Sản phẩm đang có giá (1,63%): một tỷ lệ nhỏ sự lựa chọn để áp dụng kỹ

thuật mới cụ thể là các loại giống mới vì các loại giống này khi thu hoạch thương lái chọn mua nhiều hơn các loại giống cũ nên giá bán cao hơn các loại giống cũ nên người dân sử dụng giống mới. Thực chất, sự lựa chọn này bao gồm cả yếu tố do yêu cầu của thị trường, nhưng chỉ có 1,6% hộ trả lời là họ chọn áp dụng kỹ thuật mới do yếu tố này do vấn đề nông dân quan tâm là có bán được sản phẩm sau khi thu hoạch không.

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: các loại giống cũ đã thoái hóa, phẩm chất không tốt, năng suất không cao, chất lượng gạo không đạt yêu cầu cùng

lúc đó xuất hiện các loại giống mới nên họ tự làm thử nghiệm trên một phần diện tích thì thấy cây cứng, ít đổ ngã, ít sâu bệnh, năng suất cao, gạo trắng, thơm… nên họ nhân rộng trên toàn bộ diện tích; Giá cả phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng nên họ ngày càng tiết giảm các loại chi phí này theo mô hình IPM, 3 giảm 3 tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w