Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 65 - 70)

IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHI NÔNG HỘ ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT

1. Phân tích hiệu quả sản xuất khi áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật riêng lẻ

2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp

2.1. Kiểm định mối tương quan giữa thu nhập ròng và việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật mô hình khoa học kỹ thuật

Để xem xét việc áp dụng mô hình giống mới, giống mới – IPM, giống mới – IPM –3 giảm 3 tăng có ảnh hưởng đến thu nhập ròng bình quân trên một ha đất sản xuất lúa hay không ta kiểm định phi tham số giữa thu nhập ròng và việc áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật này. Ta phân thu nhập ròng thành 2 nhóm: dưới 6.250.000 đồng/ha và trên 6.250.000 đồng/ha (cơ sơ để phân nhóm này là thu nhập dưới 6.250.000 đồng/ha chiếm gần 50%).

Kết quả kiểm định Kruskal Wallis giữa thu nhập ròng và việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật (Phụ lục 2, Bảng 37) cho ta kết luận: Với mức ý nghĩa 5% thì việc áp dụng 3 mô hình khoa học kỹ thuật: giống mới, giống mới – IPM, giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng có ảnh hưởng đến thu nhập ròng trên một đơn vị diện tích đất canh tác khi cố định các yếu tố khác.

Vậy, việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến thu

nhập ròng nên nông dân trong vùng nghiên cứu quan tâm hơn nữa đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đạt mức thu nhập ròng cao hơn.

2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình khoa học kỹ thuậtkết hợp kết hợp

Để xem xét việc áp dụng các mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp như: hộ chỉ sử dụng giống mới; sử dụng giống mới và ứng dụng thêm mô hình IPM; hộ sử dụng giống mới và cùng lúc ứng dụng mô hình IPM, mô hình 3 giảm 3 tăng có mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau như đã kiểm định ở phần 2.1 nhưng hiệu quả này do yếu tố nào gây nên ta phân tích thu nhập và chi phí của những mô hình này.

Bảng 25. So sánh chi phí, thu nhập của 3 mô hình khoa học kỹ thuật kết hợp Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha Các chỉ tiêu Mô hình giống mới (1) Mô hình giống mới- IPM (2) Mô hình giống mới -IPM- 3 giảm 3 tăng (3) (1) (2) (1) (3) (2) (3) Chi phí chuẩn bị đất 452,212 427,686 420,991 ns ns ns Chi phí giống 528,052 535,826 568,041 ns * *

Chi phí gieo sạ, cấy 17,672 62,961 90,775 *** * ns

Chi phí phân bón 3.356,614 2.821,586 3.054,017 ** ns ns

Chi phí thuốc trừ sâu, diệt cỏ 1.688,389 1.409,411 1.461,482 * ns ns

Chi phí chăm sóc 57,946 142,634 146,581 *** ** ns

Chi phí nhiên liệu, năng lượng 235,526 352,624 263,342 *** ns ***

Chi phí vận chuyển 9,900 12,000 28,820 ns ns ns

Chi phí lãi vay 124,520 119,000 63,120 ns ns ns

Chi phí thuê đất 0,000 0,000 12,740 ns ns

Các loại thuế, phí 72,452 55,338 57,125 * *** ***

Chi phí thu hoạch 1.230,421 1.207,080 1.200,372 ns ns ns

Lao động gia đình (ngày công) 29,710 34,700 40,900

Tổng chi phí 7.773,706 7.146,142 7.367,406

Năng suất (tạ/ha) 78,771 82,287 87,107 *** * *

Giá bán (1.000 đ/kg) 1,769 1,755 1,803 ns ns ns

Thu nhập 13.933,560 14.442,180 15.715,83

Thu nhập ròng 6.159,855 7.296,038 8.348,422 ** * ***

Nguồn: Số liệu điều tra, 04/2006 (60 hộ)

*: có ý nghĩa thống kê ở mức 5% **: có ý nghĩa thống kê ở mức 10% ***: có ý nghĩa thống kê ở mức 20% ns: không có ý nghĩa thống kê ở mức 20% Tham khảo Phụ lục 2, Bảng 39 – 41

Bảng 25 tổng hợp các loại chi phí, năng suất, giá bán, thu nhập và thu nhập ròng bình quân trên một ha đất sản xuất lúa. Qua đó ta thấy có sự khác biệt về thu nhập ròng của những mô hình này, trong đó thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng là cao nhất.

Đồ thị 5. Chi phí trung bình/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật

Kết quả kiểm định trung bình cho ta thấy rõ hơn sự khác biệt giữa thu nhập của các mô hình trên như sau:

♦Thu nhập ròng khi ứng dụng mô hình giống mới có sự khác biệt với mô hình giống mới – IPM ở mức ý nghĩa 10%. Với mô hình giống mới – IPM thì thu nhập ròng/ha cao hơn 795.437 đồng so với mô hình giống mới. Sự khác biệt này do chi phí phân bón của mô hình giống mới – IPM ít hơn mô hình giống mới một lượng 406.067 đồng/ha (mức ý nghĩa 10%); chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ít hơn 230.400 đồng/ha (mức ý nghĩa 5%); các loại thuế, phí của mô hình giống mới – IPM cao hơn mô hình giống mới 24.467 đồng/ha (mức ý nghĩa 5%); chi phí gieo sạ, cấy, chi phí chăm sóc, chi phí nhiên liệu của mô hình giống mới – IPM cao hơn mô hình giống mới với mức ý nghĩa 20%. Các loại chi phí như: chuẩn bị đất, giống, vận chuyển, lãi vay, thu hoạch của 2 mô hình này không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20%. Năng suất của mô hình giống mới – IPM cao hơn mô hình giống mới một lượng là 3,06 tạ/ha (mức ý nghĩa 20%), giá bán khi nông hộ ứng dụng 2 mô hình này không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20% (Phụ lục 2, Bảng 39).

♦Thu nhập ròng khi ứng dụng mô hình giống mới và mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Thu nhập ròng của mô

1.829.714 đồng/ha. Chi phí giống, chi phí gieo sạ, cấy của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới (mức ý nghĩa 5%); chi phí chăm sóc của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới một lượng là 85.429 đồng/ha (mức ý nghĩa 10%); các chi phí khác không có sự khác biệt ở 2 mô hình này ở mức ý nghĩa 20%. Có 3 loại chi phí: chi phí giống, chi phí gieo sạ, cấy, chi phí chăm sóc khi ứng dụng mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn khi ứng dụng mô hình giống mới, nhưng các chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập ròng của 2 mô hình. Khi ứng dụng mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng thì năng suất cao hơn 7 tạ/ha (mức ý nghĩa 20%) so với mô hình giống mới. Giá bán khi nông hộ ứng dụng 2 mô hình này không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20% (Phụ lục 2, Bảng 40).

♦Thu nhập ròng khi ứng dụng mô hình giống mới – IPM và mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng thì thu nhập ròng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20%. Thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới – IPM một lượng là 1.103.188 đồng/ha. Các chi phí như: chi phí giống của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới – IPM một lượng là 521.803 đồng/ha (mức ý nghĩa 5%); chi phí nhiên liệu, năng lượng, thuế, phí của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn mô hình giống mới – IPM với mức ý nghĩa 20%. Các loại chi phí khác như: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chuẩn bị đất, gieo sạ, chăm sóc, vận chuyển, lãi vay, thuê đất, thu hoạch của 2 mô hình không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 20%. Mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng có năng suất cao hơn 4,84 tạ/ha so với mô hình giống mới – IPM (mức ý nghĩa 20%), giá bán cũng không có sự khác biệt ở 2 mô hình ở mức ý nghĩa 20% (Phụ lục 2, Bảng 41).

Đồ thị 6. Hiệu quả sản xuất/ha của 3 mô hình khoa học kỹ thuật

Nhìn chung, có sự khác biệt về thu nhập ròng giữa các mô hình với mức ý

nghĩa khác nhau. Đối với mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng thì sự khác biệt về thu nhập ròng so với mô hình giống mới là rõ nhất (mức ý nghĩa 5%). Tuy nhiên, sự khác biệt này chủ yếu là do năng suất cao hơn chứ không phải do giảm được các chi phí giống, phân bón, thuốc hoá học theo yêu cầu 3 giảm 3 tăng, IPM.

Khi áp dụng mô hình kết hợp giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng mang lại hiệu quả cao hơn khi chỉ áp dụng mô hình giống mới, giống mới – IPM. Cụ thể, thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng cao hơn thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM là 1.103.188 đồng/ha và thu nhập ròng của mô hình giống mới – IPM cao hơn thu nhập ròng của mô hình giống mới là 795.437 đồng/ha. Thu nhập ròng này có sự chênh lệch là do ở mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng giảm được chi phí phân bón, thuốc hóa học, tăng năng suất… nhưng tốc độ giảm và tăng của mô hình này không bằng với tốc độ giảm và tăng của mô hình giống mới – IPM nên sự chênh lệch này không cao. Vì vậy, nông dân cần quan tâm đến mức độ ứng dụng của các mô hình khoa học kỹ thuật để khi ứng dụng có thể cho kết quả tốt hơn.

Với kết quả này, nông dân trong vùng nghiên cứu có thể lựa chọn cho mình mô hình khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện đất đai (diện tích đất, loại

đất…), trình độ canh tác hiện có để ứng dụng, chứ không nhất thiết phải kết hợp càng nhiều mô hình khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa để có hiệu quả càng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w